Ở nước ta, nghề nuôi chim cút mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây. Nhưng phong trào nuôi cút phát triển rất nhanh do thịt và trứng chim cút ngon, được thị trường ưa chuộng. Mặc dù nuôi chim cút mang lại giá trị kinh tế cao nhưng đã có nhiều người bỏ cuộc vì nó đòi hỏi cách chăm sóc kỳ công và phải có quyết tâm cao của người chăn nuôi. Qua bài viết này mình muốn chia sẻ cùng bạn đọc cách nuôi cút tại nhà cho năng suất, hiệu quả cao.
Chuồng nuôi chim cút
Trong chăn nuôi chim cút, một trong những yếu tố quyết định sự thành công chính là chuồng nuôi. Nó có vai trò vô cùng quan trọng mà không gì có thể thay thế được. Bảo vệ đàn chim trước những biến đổi của thời tiết, mặt khác tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp giúp đàn chim phát triển tốt.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Nuôi chim cút đẻ trứng bằng kỹ thuật mang lại hiệu quả
- Nuôi chim cút thả vườn mang lại hiệu quả, chất lượng cao
- Giống chim cút tốt được nhiều người lựa chọn đề nuôi
Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh từ môi trương bên ngoài, giúp quản lí tốt đàn chim và thu gom được chất thải làm phân bón giảm ô nhiễm môi trường.
Giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.
Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
Chọn giống chim cút
Hiện nay việc chọn giống trong nuôi chim cút còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc giữ giống chim cút hoàn toàn chỉ là phong trào tự phát, các trang trại “tự sản, tự tiêu”. Do đó người chăn nuôi cần ý thức cao và chọn mua chim cút từ những cơ sở sản xuất giống bố mẹ có uy tín. Chọn cút giống khỏe mạnh, hoạt bát, không dịch bệnh, dị tật, háu ăn, da lông bóng mượt…
Một số tiêu chuẩn chọn giống:
Cút Đực: thân hình gọn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr.
Cút Cái: đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại (nếu thức ăn ở giai đoạn trước 25 ngày không tốt sẽ dễ bị mổ cắn nhau).
Chim trên 3 tháng tuổi mới cho phối giống, phối giống sớm quá sẽ làm cho đàn cút mau tàn.
Cách nuôi chim cút sinh sản
Trong nuôi cút sinh sản, thường chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn chim con (0 – 3 tuần tuổi); giai đoạn chim hậu bị (4-9 hoặc 10 tuần tuổi); giai đoạn chim đẻ trứng (sau 10 tuần tuổi).
Chim cút mái bắt đầu đẻ vào khoảng 60 ngày tuổi và đẻ liên tục cả năm. Chim cút đẻ lần đầu có thể cho ra lượng trứng khoảng 270 – 300 quả/con.
Chim cút ăn tầm 20 – 25gr thức ăn hỗn hợp/ngày và đẻ được 1 quả trứng nặng 10 – 11gr (bằng 10 % cơ thể) nên cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để chim duy trì tần suất sinh sản, đặc biệt là đạm, khoáng chất và tinh bột.
Nên cho chim ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Sử dụng hỗn hợp bắp-lúa-cám-bột cá theo tỷ lệ 2,5:1:1:1 để nuôi chim cút sinh sản.
Cung cấp đủ từ 50-100ml nước sạch/con/ngày. Có thể pha thêm vitamin vào nước cho chim uống để tăng cường sức đề kháng.
Thu gom trứng ngay sau khi chim đẻ để tránh vỡ tứng và tiến hành bảo quản an toàn để tiếp tục nhân giống.
Tách dòng ngay sau khi chọn lọc các cá thể ưu tú làm giống để tránh giao phối cận huyết làm suy giảm chất lượng thế hệ sau. Nuôi chim cút giống đến 3 tháng tuổi rồi bắt đầu ghép cặp phối giống cho chim cút đẻ trứng.
Phòng bệnh ở chim cút hiệu quả
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu chim trĩ – Loài chim giúp làm giàu nhanh chóng
- Chim sáo: Đặc điểm, cách chăm sóc và nuôi chim nhanh nói
Mặc dù chim cút có sức đề kháng rất tốt nhưng việc phòng bệnh trong chăn nuôi chim cút vẫn cần được quan tâm và thực hiện đầy đủ.
Vệ sinh chuồng trại và giữ môi trường khô ráo, nhiệt độ ổn định. Hạn chế chim tiếp xúc với đàn lạ.
Chim cút thường mắc bệnh Newcastle, ngộ độc thức ăn, sưng mắt, bại liệt. Cách chăn nuôi chim cút hiệu quả là tiêm vaccine định kỳ cho cả đàn từ khi còn nhỏ và tiêm nhắc lại trước khi đẻ để ngừa, bổ sung Vitamin A chống sưng mắt và Canxi, Phospho để tránh bại liệt.
Đảm bảo thức ăn tươi, sạch không nấm mốc hoặc có mùi lạ.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình đẻ trứng giúp tránh tình trạng chim bị suy dinh dưỡng, chim đẻ không đều và trứng đẻ ra bị dị dạng.
Nuôi chim cút là mô hình chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao vì chim cút rất dễ nuôi và dễ thích nghi với mọi điều kiện khí hậu ở Việt Nam nên bà con có thể thường xuyên nuôi chúng để khai thác thịt song song với trứng để có được nguồn kinh tế ổn định.
Tổng hợp: thegioichim.com