Chim ngũ sắc là giống chim có màu sắc bắt mắt và sặc sỡ. Chính vì vậy, loài chim này được nhiều người yêu thích, chọn làm cảnh do giọng hót cuốn hút và màu sắc đẹp. Trong bài chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến bạn nhiều thông tin thú vị hơn về loài chim lông ngũ sắc cũng như kỹ thuật nuôi thế nào cho hiệu quả.
Đôi nét chung về loài chim ngũ sắc
Trong tiếng Anh, loài chim này được gọi là Silver-eared Mesia. Bên cạnh đó, chim ngũ sắc còn biết đến với tên gọi là Tương tư hay Tương tư ngũ sắc. Kích thước của chúng khá nhỏ, bộ lông bên ngoài với nhiều màu sắc thu hút và bắt mắt. Chim tương tư thuộc họ chim Chích nên rất chung thuỷ. Chúng thường sống cùng nhau theo từng cặp đến trọn đời.
Đến mùa sinh sản, chim tương tư lại tập trung thành đàn lớn, cùng nhau bảo vệ trứng cũng như con non của mình. Những ngày bình thường, khu vực sinh sống của chim ngũ sắc được phân chia khá rõ ràng. Chỉ vào mùa giao phối mới tập trung lại. Cả chim tương tư cái và đực đều khoác trên mình bộ lông sặc sỡ nên bạn sẽ khó phân biệt đâu là chim cái, đâu là chim đực.
Đặc điểm để nhận dạng loài chim tương tư ngũ sắc
Thân hình của chim ngũ sắc tương đối thon và nhỏ, khá giống loài chim sẻ hiện nay. Loài chim này thường tập trung ở khu vực giàu thức ăn, nhiều cây xanh và khí hậu mát mẻ. Tùy theo môi trường sống, màu lông của chúng thay đổi khác nhau. Bạn sẽ bị ấn tượng bởi màu lông đầy nổi bật và đa dạng trên cơ thể loài chim này.
Màu lông chủ đạo của chim ngũ sắc là đỏ và vàng. Thêm vào đó là một số màu nổi bật khác như nâu, xanh, đen, trắng, hồng, xanh lá cây… Từng khu vực trên cơ thể sẽ có các màu khác biệt. Phần mỏ màu vàng hoặc đỏ tăng thêm phần nổi bật hơn cho loài chim này. Do thân hình thon thả, vẻ đẹp ấn tượng cùng giọng hót khá hay nên chim hiện nay được nhiều người săn đón, chọn làm cảnh.
Đặc tính thú vị của loài chim ngũ sắc
Không khó để bạn có thể nhận biết về loài chim này ngoài đời. Bởi chúng luôn mang trên mình bộ lông mượt mà, đủ màu sắc sặc sỡ. Thân hình của chúng khá bé nhỏ, kích thước trung bình con trưởng thành hơn chim sẻ không đáng kể. Để hiểu thêm về chim tương này, bạn tham khảo những thông tin về đặc tính cụ thể sau:
Chim ngũ sắc sinh sản thế nào?
Chim tương tư ngũ sắc thường có mùa sinh sản bắt đầu hàng năm vào tháng 3 tới tháng 7 dương lịch. Loài chim này thường sống từng cặp riêng tại các vùng lãnh thổ khác nhau. Vào mùa sinh sản, chúng mới tập trung lại với số lượng lớn trong khu vực nhất định để đẻ trứng, làm tổ. Tổ của chim ngũ sắc chủ yếu ở các hang hốc hoặc vách đá trên cây cao, có lót rễ, cỏ khô…
Con mái mỗi lần sinh sản thường đẻ khoảng 4 – 6 trứng, màu xanh nhạt đặc biệt. Chim bố mẹ sẽ thay phiên nhau để ấp trứng, nở sau tầm 14 – 15 ngày. Khi nở, chim non được nuôi dưỡng trong tổ bởi chim bố mẹ khoảng 15 – 20 ngày. Sau thời gian mọc đủ lông, chúng tự bay đi kiếm ăn, độc lập hoàn toàn.
Cách phân biệt chim tương tư ngũ sắc mái và trống
Trên thực tế, con mái và trống có màu sắc tương tự nhau nên nếu chỉ nhìn qua bạn sẽ rất khó phân biệt. Dù vậy, bạn vẫn có thể dựa vào những kinh nghiệm sau để phân biệt dễ dàng hơn.
Đối với chim ngũ sắc mái:
- Kích thước nhỏ và thon gọn so với chim trống.
- Vùng lông dưới mỏ thường có màu vàng.
- Không có nhúm lông đỏ phần hậu môn.
- Giọng hót khá trầm, ít luyến láy và không cao.
- Màu lông giống chim cái không quá đa dạng hay sặc sỡ như chim trống.
- Không hoạt động nhiều, ít khi tấn công, tính cách hiền lành.
- Phần lông đuôi dưới đuôi màu vàng nâu
- Phần lông trên đầu ngắn hơn chim trống, kích thước đầu cũng nhỏ hơn.
Đối với chim tương tư ngũ sắc trống:
- Kích thước dài hơn một chút so với chim mái.
- Vùng lông dưới mỏ thường có màu đỏ.
- Có một nhúm lông màu đỏ phần hậu môn.
- Tiếng hót đa dạng, cao hơn, luyến láy nhiều hơn so với con mái.
- Khi gặp nguy hiểm biết bảo vệ bản thân, tính cách khá hung dữ.
- Phần lông đuôi dưới phao câu màu đỏ.
Khu vực sinh sống của chim ngũ sắc
Loài chim được tìm thấy tại nhiều khu vực trên thế giới. Chủ yếu môi trường sống phù hợp với chúng là khí hậu ôn hòa, vùng nhiệt đới ẩm, mát mẻ. Tại Việt Nam, loại chim này tập trung phổ biến ở những vùng phía Bắc và Trung. Một số được tìm thấy cả ở Tây Nguyên, nhất là vùng Đà Lạt.
Tuổi thọ của chim tương tư ngũ sắc
Đây là loài chim sống khá lâu, tuổi thọ của chúng sẽ phụ thuộc nhiều vào điều kiện sinh sống và môi trường. Nếu chim tương tự được sống với khí hậu và thời tiết thuận lợi ngoài môi trường có thể tồn tại tới 20 năm. Kèm theo đó, chim ngũ sắc không bị xâm phạm từ thiên tai hay con người, nguồn thức ăn dồi dào.
Với những chú chim sinh tồn tự nhiên, nếu bị kẻ thù tấn công hoặc điều kiện sống không thuận lợi, tuổi thọ chỉ giảm xuống còn từ 10 – 15 năm. Thậm chí tuổi thọ chim tương tư còn ngắn hơn nữa do bị chết non.
Nguồn thức ăn của loài chim ngũ sắc chủ yếu là gì?
Cũng như những loài chim sở hữu kích thước nhỏ như chim chích chòe, chim sâu… thì chim này rất thích ăn côn trùng, các loài động vật nhỏ. Ví dụ như châu chấu, trứng kiến, cào cào, sâu, bọ ngựa, nhuộm… Bên cạnh đó là một số loại hoa quả chín như trứng cá, chuối, táo…
Với trường hợp chim nhốt trong lồng, bạn nên cho chúng ăn loại cám phù hợp. Ngoài ra, bạn vẫn cần bổ sung thêm cho chim một vài loại thức ăn giàu khoáng chất, tươi ngon. Để cung cấp vitamin cho chim ngũ sắc, giúp lông trở nên sặc sỡ và mượt mà hơn, bạn đừng quên bổ sung cả những loại hoa quả chín.
Mặt khác, vấn đề nước uống nuôi chim bạn cũng cần quan tâm. Đối với chim nuôi, bạn nên tìm nguồn nước sạch hoặc nước sôi để nguội sẽ đảm bảo an toàn hơn cho quá trình phát triển của chúng. Máng nước cần được vệ sinh sạch, tránh để vi khuẩn hoặc rong rêu sinh sôi. Đặc biệt cần thường xuyên thay nước uống cho chúng.
Kinh nghiệm nuôi chim cho người mới
Loài chim ngũ sắc có màu lông ấn tượng, tiếng hót hay nên nhiều người hiện nay thường chọn để nuôi làm cảnh. Nếu có nhu cầu nuôi, bạn nên tham khảo những kỹ thuật nhất định. Điều này sẽ giúp cho quá trình nuôi dưỡng tăng hiệu quả hơn. Tham khảo ngay một số chia sẻ sau nhé:
Cách chọn giống chim để nuôi
Tùy theo mục đích nuôi chim, bạn sẽ chọn lựa giống nuôi cho phù hợp. Nếu chỉ nuôi làm cảnh, bạn nên chọn những chú chim với màu sắc sắc nét, nổi bật. Mặt khác, nếu nuôi chim để làm chim mồi hoặc thi hót, bạn nên chọn lựa con hót hay, hót xung, hay hót…
Bên cạnh đó, bạn cũng chú ý chọn chú chim ngũ sắc trống, nhanh nhẹn, hay hót, chân khoẻ, khoẻ mạnh, hoạt bát, màu sắc nổi bật, không bị tróc vảy… Điều này sẽ giúp cho quá trình nuôi đạt đúng hiệu quả mong muốn.
Lồng nuôi chim
Kích thước chim ngũ sắc khá nhỏ, bạn chỉ cần chọn lựa một cái lồng kích thước vừa phải và đơn giản là được. Tuy nhiên, không vì thấy chúng nhỏ mà chọn lồng quá nhỏ do chim sẽ không được tự do vận động hay bay nhảy. Trong lồng chim cần trang bị những thiết bị cần thiết như cây cho chim đậu nhảy, máng nước, máng ăn, máng tắm…
Lồng chim nên để ở nơi tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, không khí thoáng mát. Hợp lý nhất đó là bạn treo lồng chim dưới tán cây. Đừng quên vệ sinh lồng chim thường xuyên và xả sạch phân chim đáy chuồng để tránh gây bệnh cho chim bởi vi khuẩn bám dính.
Hướng dẫn cách giữ ấm cho chim ngũ sắc
Với môi trường nuôi nhốt, nhất là ở một số tỉnh thành phía Bắc, nhiệt độ mùa đông xuống rất thấp khoảng 8 – 15 độ C. Chính vì vậy, bạn cần tìm biện pháp để sưởi ấm cho chim, có thể sử dụng áo chuyên dụng hoặc tấm vải để trùm lông chim lại. Mặt khác, bạn bật đèn sưởi duy trì nhiệt độ thích hợp, tránh tình trạng lạnh quá dễ khiến chim ủ rũ, hư lông.
Tắm cho chim
Có thể bạn chưa biết, chim ngũ sắc thích được tắm cũng như vùng vẫy trong nước. Để giúp chúng tắm, loại bỏ vi khuẩn bám trên lông và giải nhiệt, bạn nên chuẩn bị một máng nước lớn. Vào mùa hè, bạn cho chúng tắm vào buổi sáng một lần trong ngày. Còn mùa đông chỉ nên tắm một lần một tuần. Bên cạnh đó, bạn cho chúng phơi nắng buổi sáng khoảng 30 phút – 60 phút giúp lông mượt mà, hấp thụ thêm vitamin D.
Cách phòng bệnh chim ngũ sắc
Chim thường gặp phải một số bệnh như lở loét, bệnh nấm da, tiêu chảy, bọ chét… Cách phòng tránh những loại bệnh lý này không quá khó khăn, bạn chỉ cần chú:
- Cho chim ăn đồ ăn đảm bảo an toàn, sạch sẽ.
- Luôn vệ sinh lồng nuôi theo định kỳ sạch sẽ để loại bỏ triệt vi khuẩn bám vào lồng.
- Cho chim phơi nắng thường xuyên sẽ giúp lông bám dính vi khuẩn được loại bỏ.
- Theo từng mùa có cách tắm hợp lý, nước tắm phải đảm bảo sạch.
- Cung cấp nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin để tăng sức đề kháng và sức khỏe cho chim.
Kết luận
Chim ngũ sắc mang vẻ đẹp đặc biệt, không con nào giống con nào. Đặc biệt tiếng hót cũng khá hay nên nhiều người muốn sở hữu. Nếu đang có ý định muốn nuôi loài chim này, bạn cần chú ý những thông tin ở trên để đảm bảo an toàn, giúp chim phát triển tốt nhất.