Chim cánh cụt được đánh giá là thuộc số ít các loài động vật mang vẻ ngoài đáng yêu. Có lẽ vì điều này nên cánh cụt đã dựng thành nhiều bộ phim. Đây cũng là loài chim sống chủ yếu ở vùng Nam Bán Cầu, hàng năm nhiệt độ trung bình thấp nhất trái đất. Theo dõi ngay những thông tin được chia sẻ sau để tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về loài chim này nhé.
Giới thiệu chung về chim cánh cụt
Cánh cụt thuộc họ Spheniscidae, bộ Sphenisciformes, tên lấy theo chi Spheniscus tức là hình nêm. Đây là loài chim không cánh sinh sống ở dưới nước. Chúng chủ yếu tập trung ở khu vực Nam bán cầu. Trong các châu lục hiện nay, hàng năm châu Nam Cực có nhiệt độ trung bình thấp nhất, chỉ toàn băng tuyết. Tuy nhiên, chim cánh cụt vẫn sống hàng chục loài khác nhau tại đây.
Tùy từng loại, khối lượng có thể lên tới vài chục kilôgam. Cánh cụt thường sống dạng bầy đàn, nhiều đến hàng nghìn con. Tên gọi của cánh cụt khá đa dạng, ví dụ như le pingouin (Pháp), Xí nga (Trung Quốc), penguin (Anh), Pinguine (Đức). Số lượng loài chim này tồn tại cụ thể bao nhiêu hiện vẫn gây nhiều tranh cãi.
Chim cánh cụt thường thích nghi khá tốt với cuộc sống ở dưới nước. Phần cánh của chúng tiến hóa thành chân chèo, không có công dụng bay trong không gian. Tuy nhiên, khi ở trong nước loài chim này lại khá nhanh nhẹn. Chúng có thể bơi lặn ở trong nước với vận tốc 6 – 12 km/h.
Những loài cánh cụt nhỏ sẽ không lặn sâu, chỉ săn mồi gần mặt nước, lặn tầm 1 – 2 phút. Khi cần thiết, một số loài cánh cụt lớn có thể lặn sâu hơn. Thính giác của cánh cụt tương đối tốt, con mắt của chúng thích nghi cao với việc quan sát ở dưới nước. Đây cũng là phương tiện để giúp chúng lẩn tránh kẻ thù, định vị con mồi. Điều thú vị đó là ở trên cạn chúng gần như bị cận thị.
Tìm hiểu những tập tính của chim cánh cụt
Không phải ngẫu nhiên loài cánh cụt lại được cấu tạo lớp lông đặc biệt ở sau lưng màu sẫm và trước bụng màu trắng. Nhờ đặc điểm hình thái này đã giúp chim cánh cụt ngụy trang trước con mồi. Màu trắng ẩn nấp trên vùng tuyết trắng buốt hoặc tảng băng lạnh giá. Còn màu đen che dấu khi lặn trong vùng biển tối màu. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về những tập tính của cánh cụt:
Tập tính sinh sản
Loài cánh cụt đạt đến độ tuổi trưởng thành khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên, tới 6 năm sau chúng mới bắt đầu đi tìm bạn tình. Chim cánh cụt là loài chung thủy, gần như mỗi năm chúng chỉ có một bạn tình, trung thành suốt thời gian sinh con. Trung bình thời kỳ sinh sản kéo dài từ 14-16 tháng, tính từ khi đẻ tới khi chim non trưởng thành, đổi màu lông.
Chính vì vậy, trong hai năm chúng chỉ sinh sản một lần. Chu kỳ sinh sản rơi vào tầm tháng Chín, chúng trở về vùng lãnh thổ để chuẩn bị giai đoạn rụng lông. Sau đó ra biển và sống dưới nước trong ba tuần tiếp theo. Chúng trở về đất liền vào giữa tháng 1 và tháng 12.
Con cái đẻ ra duy nhất một quả trứng trắng nặng khoảng 300g. Lớp vỏ ban đầu khá mềm nhưng dần cứng lại rồi chuyển sang màu xanh lá. Con cái và con đực đều sẽ tham gia ấp trứng trong 55 ngày. Từng chim bố mẹ liên tục ấp trứng trong 6 – 18 ngày. Chim non khi trứng nở mất tầm 2 – 3 ngày để chui khỏi vỏ.
Tập tính sinh sống
Chim cánh cụt sống theo quần thể, luôn tập trung thành bầy đàn, tính xã hội cao. Mỗi quần thể có số lượng đến hàng chục ngàn con. Dù số lượng đông, khó kiểm soát nhưng từng cặp đôi cha mẹ đều nhận biết và trông đứa con của mình qua thính giác đặc biệt.
Những loài cánh cụt lớn thường sống chỗ lạnh vì chịu được thời tiết khắc nghiệt. Một số loài bé hơn sống chốn ôn hòa, thậm chí là ở miền nhiệt đới. Nam Phi nằm ở giữa vùng cực nóng có chim cánh cụt. Trên thực tế, có đến 12 quốc gia giữ đàn cánh cụt số lượng đông đảo. Điển hình như Ecuador, với đàn chim Galapagos và Humboldt tập trung. Mỗi con nặng 2.5kg, cao dưới 50cm, thích nước lạnh nhưng lại chịu được nóng.
Cách chim cánh cụt giao tiếp với nhau
Cộng động cánh cụt trao đổi thông tin và giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ cơ thể. Chúng sử dụng chân chèo và đầu của mình. Các nhà nghiên cứu đều ngỡ ngàng trước tình cảm mẹ con của chúng. Khi con chúng chết hoặc mẹ lạc mất con, chúng tìm cách “bắt cóc” con gia đình khác về nuôi. Có lẽ do chim mẹ không chịu nổi nỗi đau mất con, phải tự lừa dối chính mình.
Tập tính lặn của chim cánh cụt
Để tìm kiếm nguồn thức ăn ưa thích, cánh cụt có thể lặn sâu hơn 270m. Kỷ lục được ghi nhận với độ sâu khoảng 343m tại khu vực Quần đảo Falkland. Hầu hết những lúc bình thường cánh cụt không lặn quá sâu. Chim cánh cụt vào ban đêm không lặn sâu quá mức 30 mét. Ở dưới nước, thời gian lặn của chúng kéo dài tới 9 phút, thời gian trung bình tầm 5 phút.
Trung bình tốc độ bơi của chim cánh cụt khoảng 6.5 – 10 km/h, phụ thuộc theo độ sâu. Tốc độ nổi hoặc lặn tầm 2 – 5 km/h (1,2 – 3 dặm/giờ). Trên mặt đất, để đẩy cơ thể dễ lướt đi chúng trượt bằng bụng, dùng cánh và chân hoặc đi lắc lư.
Nguồn thức ăn chủ yếu của chim cánh cụt
Tùy theo từng loài cánh cụt, tuổi thọ của chúng kéo dài từ 15 – 20 năm. Chúng dành khoảng 75% cuộc đời mình để sống trong nước biển. Tuyến lệ của cánh cụt khá đặc biệt, lọc được lượng muối thừa từ máu. Muối tiết ra ngoài ở dạng lỏng thông qua hốc mũi. Do đó, chim cánh cụt uống được nước biển, sinh sống dễ dàng trong môi trường này.
Nguồn thức ăn chủ yếu của loài chim này đó là cá, mực và loài hải sản nhuyễn thể. Nhiều người nghĩ rằng với khả năng di chuyển chậm chạp và thân hình đầy mỡ làm sao chúng bắt mồi được? Sự thật hoàn toàn ngược lại. Khả năng bơi lội của cánh cụt không khác tay lặn chuyên nghiệp.
Cánh cụt có thể bơi vận tốc 15 dặm/giờ. Kèm theo đó là bộ hàm chắc khỏe, đôi mắt nhạy bén và chiếc lưỡi lởm chởm gai giúp chúng trở thành sát thủ đích thực dưới nước. Đôi khi chúng còn săn mồi theo dạng nhóm, tăng khả năng kiếm ăn hiệu quả hơn.
Một số điểm thú vị về chim cánh cụt
Ngoài những thông tin trên, loài cánh cụt còn có nhiều điểm thú vị khác có thể bạn chưa biết. Cụ thể đó là:
- Cánh cụt khi sinh sản thường thay phiên nhau ấp trứng. Chúng đặt trứng trên bàn chân, sử dụng vạt bụng để che trứng lại, giữ ấm cho trứng.
- Là loài chim đã tồn tại trên thế giới từ khoảng 40 triệu năm về trước.
- Chim cánh cụt ăn cả tuyết bởi chúng xem đây giống như nguồn nước ngọt.
- Cánh cụt con khi trứng nở sẽ kêu để chim bố mẹ học nhận diện giọng nói. Do đó, cánh cụt bố mẹ nhận diện con mình dễ hơn giữa hàng nghìn con chim nhỏ khác.
- Đôi mắt cánh cụt nhạy bén dưới nước nhưng lại bị cận thị khi ở trên bờ.
- Cánh cụt ngụ trang kẻ địch bằng chính màu lông trắng đen đặc trưng của mình.
- Suốt đời chim cánh cụt chỉ ghép đôi duy nhất một lần.
- Không sợ hãi con người.
- Không có cơ quan sinh dục ngoài nên chỉ thử nghiệm nhiễm sắc thể mới nhận biết chính xác giới tính của chúng.
- Âm thanh và mùi hương là vũ khí sắc bén cánh cụt cái sở hữu để thu hút người bạn khác giới.
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về chim cánh cụt
Loài cánh cụt có khá nhiều điểm thú vị khiến con người ta thích thú khi tìm hiểu. Chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất về loài chim này dưới đây bạn cần biết:
Cánh cụt biết bay hay không?
Dù thuộc giống chim nhưng chim cánh cụt lại không thể bay. Thay vào đó, chúng có khả năng bơi lội trong tiết trời lạnh giá khá tuyệt vời. Một chú cánh cụt trung bình sống được tầm 20 năm. Nếu không bị đối thủ tấn công và đầy đủ nguồn thức ăn, chúng sống tới 50 năm.
Cánh cụt để trứng hay đẻ con?
Đây là loài chim đẻ trứng, chúng có thể đẻ được nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Điển hình vào khoảng từ tháng 8 – 12 và tháng 4 – 6, cánh cụt giao phối cũng như sinh sản nhiều nhất. Trên thực tế, cánh cụt đẻ được tầm 2 quả trứng qua những lần sinh sản. Để thực hiện ấp trứng, cánh cụt cần đến 6 tuần. Khi trứng nở thành con, chim mẹ và bố thay nhau bảo vệ tổ và chăm sóc con.
Chim cánh cụt có lông hay không?
Cơ thể cánh cụt được bao bọc bởi một lớp lông dày, dưới da là lớp mỡ. Chính vì điều này đã giúp cơ thể cánh cụt thích nghi tốt với điều kiện môi trường lạnh giá như Nam Cực. Cánh cụt nổi bật với toàn bộ cơ thể màu trắng đen, phần bụng màu trắng và phần lông tại những vị trí khác màu đen.
Tại sao cánh cụt không sống ở khu vực Bắc Cực?
Nam Cực và Bắc Cực đề là vùng lạnh nhất trên thế giới. Lý do cánh cụt chỉ tồn tại ở Nam Cực mà không phải Bắc Cực là do những nguyên nhân sau đây:
- Bắc Cực là lãnh địa của gấu trắng hung hãn lâu năm. Như bạn đã biết gấu trắng và cánh cụt là thiên địch của nhau. Do đó, nếu chúng sinh sống ở Bắc Cực thì khả năng bị tấn công thường xuyên rất cao.
- Khoảng cách từ Nam Cực tới Bắc Cực vô cùng xa, việc chim di chuyển đến vùng đất này hoàn toàn bất khả thi.
- Nguồn thức ăn vùng Nam Cực cung cấp cho cánh cụt dồi dào, ít kẻ thù nên không lý gì chúng phải rời bỏ vùng đất này.
Kết luận
Như vậy, những thông tin về chim cánh cụt đã có đầy đủ ở phía trên. Loài chim này có khá nhiều điểm thú vị để bạn khám phá. Hiện nay, số lượng cá thể cánh cụt còn tồn tại chưa thống kê cụ thể. Dù vậy, đây vẫn là loại chim có đa dạng chủng loại, phân bổ nhiều nơi trên thế giới.