Chim sẻ là một trong các loài chim khá phổ biến với người dân Việt cũng như người dân trên khắp thế giới. Loài sẻ thường sống bầy đàn với số lượng lớn, quanh con người do dễ kiếm tìm nguồn thức ăn. Để khám phá thêm nhiều điều thú vị về loài sẻ, bạn đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé.
Khái quát chung về loài chim sẻ
Trong thần loại Hy Lạp, loài sẻ biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, gắn liền nữ thần tình yêu mang tên Aphrodite. Đối với người Ai Cập cổ đại, họ quan niệm rằng loài sẻ bắt giữ linh hồn người chết, đưa các linh hồn này về với cõi vĩnh hằng. Do đó, nhiều người thủy thủ Ai Cập thường xăm mình hình ảnh chim sẻ. Mục đích để ước nguyện nếu chẳng may gặp nạn ở biển khơi thì vẫn được loài chim này đưa linh hồn về miền vĩnh hằng.
Đặc điểm ngoại hình chim sẻ
Loài sẻ sở hữu dáng vóc lùn, thân hình mập mạp, bộ lông màu đen, nâu, trắng. Kèm theo đó là đôi cánh tròn, đuôi ngắn, đầu tròn, chiếc mỏ hình nón khá cứng cáp. Người ta thường phân biệt chim sẻ cái và đực qua màu lông. Phần lớn những chú chim đực sẽ có yếm màu đen, phần lông sống lưng màu đỏ.
Trong khi đó con sẻ cái có phần lông màu nâu cùng các sọc vằn. Kích thước của sẻ cái nhỏ hơn sẻ trống. Một con chim sẻ trưởng thành trung bình chỉ nặng khoảng 24 – 40 gram, một bài trường hợp nặng tới 50 gram.
Đặc điểm sinh sản
Chim sẻ diễn ra mùa sinh sản vào xuân hè, lúc thời tiết nắng ấm. Đây là thời điểm các loài côn trùng nhỏ nở rộ. Mỗi lứa, sẻ mái đẻ từ 3 – 5 trứng và ấp trong khoảng 12 – 15 ngày. Cả chim mẹ và bố trong giai đoạn này sẽ cùng chăm nom trứng cũng như chim non. Chúng trực tiếp đi kiếm thức ăn, mớm cho sẻ con ăn. Trải qua 15 ngày sinh, sẻ con hoàn toàn có thể rời khỏi tổ và bay lượn ra ngoài.
Đặc điểm về tính cách của chim sẻ
Loài sẻ sở hữu năng lực bay rất nhanh nhằm chạy trốn quân địch như cáo, rắn, chó, mèo… Chim sẻ được xếp vào nhóm thiếu sự chung thủy. Do chúng có tập tính sống bầy đàn, nhanh bị lôi kéo bởi đồng loại.
Lối sống loài chim sẻ có điểm gì đặc biệt?
Loài sẻ có tập tính xây tổ, thường xây tổ dưới tán cây, mái nhà, hốc cây hoặc treo ngược cơ thể trên dây điện khi ngủ ban đêm. Khu vực chúng hay sinh sống đó là các cánh đồng, gần các khu dân cư… dễ tìm kiếm thức ăn. Chim sẻ chủ yếu phân bổ ở vùng Địa Trung Hải, châu Âu hoặc một số quốc gia khu vực châu Á.
Chim sẻ đực chịu trách nhiệm xây tổ và nỗ lực quyến rũ sẻ cái. Con sẻ cái nếu đồng ý giao phối cùng sẻ đực sẽ cùng với nhau xây tổ chung. Dù vậy, chúng vẫn là loài chim thiếu sự trung thủy. Để chạy trốn khỏi kẻ săn mồi, chim sẻ bay khá nhanh tới 50km/h.
Nguồn thức ăn chủ yếu của loài sẻ là gì?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài sẻ trưởng thành khá nhanh do quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng diễn ra mạnh. Chính vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày tiêu thụ thức ăn, chúng cần nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Các loài côn trùng, đặc biệt là sâu chứa hàm lượng protein khá cao, phù hợp để vỗ béo chim sẻ.
Dưới đây là nguồn thức ăn chủ yếu của loài sẻ bạn cần biết:
Ngũ cốc
Loài sẻ ăn một số loại ngũ cốc như hạt kê trắng, kê đỏ, lúa mạch, ngô nứt, đậu nành, gạo, lúa mì, yến mạch, lúa miến, hạt kê trắng… Do cấu tạo mỏ nhỏ, chúng thường thích ăn ngô nứt cỡ vừa.
Chim sẻ ăn hạt giống
Loài sẻ tiêu thụ nhiều hạt cỏ cây rải rác khắp mặt đất. Cụ thể như hạt giống chim hoàng yến, hạt cây rum có vỏ, hạt hướng dương sọc, hạt hướng dương dầu đen… Nếu muốn cho chim ăn, bạn nên chọn loại hạt giống tươi từ tự nhiên.
Quả hạch
Thức ăn ưa thích khác của loài chim sẻ đó là các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ cười, hạt hickory, quả hạch Brazil… Những loại hạt này giàu dầu và protein, có lợi cho sức khỏe của loài sẻ. Do mỏ chúng nhỏ nên khó bị nghẹt thở khi ăn những loại quả hạch.
Trái cây
Vào mùa thu, loài sẻ thường đi đục khoét trái cây, hoa quả. Những loại trái cây yêu thích của chúng đó là lê, anh đào, chuối, dưa hấu, táo, nho, mướp, mận, đào… Nếu có ý định “đãi” chúng ăn trái cây trong vườn nhà mình, bạn nên chặt ra từng miếng bởi chúng không ăn cả quả được.
Côn trùng
Chim sẻ thích ăn các loại côn trùng nhỏ gồm cả rệp, ong, sâu bướm, kiến. Nhất là vào đầu hè và mùa xuân, con sẻ chủ yếu bắt côn trùng nhỏ để nuôi con chúng. Khi con non rời tổ, trưởng thành sẽ trở lại với chế độ ăn gồm hạt và ngũ cốc.
Có thể tự nuôi chim sẻ ở nhà không?
Do nhu cầu dùng chim sẻ hiện nay ngày càng tăng nên số lượng trong tự nhiên khó đáp ứng đủ. Chính vì vậy, có nhiều cơ sở hoặc cá nhân chọn các tự nuôi sẻ để nhân giống và lấy thịt. Bạn hoàn toàn có thể nuôi loài chim này nếu đảm bảo tốt những điều sau:
Cách chọn chim sẻ giống
Để mô hình nuôi sẻ thành công, thu về nguồn lợi nhuận lớn, việc đầu tiên bạn cần đảm bảo đó là chọn con giống. Dưới đây hai cách chọn chim sẻ giống phổ biến:
- Thực hiện bẫy chim theo cách dùng lồng: Khi đã bẫy được chim, bạn cần lọc rồi chọn ra chú chim khỏe mạnh và to để làm giống nuôi sinh sản.
- Đặt mua giống ở các trang trại uy tín. Đối với phương pháp này có thể sẽ tốn kém nhưng đảm bảo cho bạn chọn đúng con giống chất lượng.
Làm chuồng để nuôi sẻ
Chuồng nuôi chim sẻ cần được thiết kế với không gian thoáng mát, rộng rãi, tránh gió mùa và ánh nắng. Để tránh việc chim bay khỏi chuồng, bạn nên giăng xung quanh lưới hình mắt cáo có ô nhỏ khắp lồng. Phía trong chuồng nên đặt tán cây, rơm hoặc khung gỗ làm chuồng khi chim vào mùa sinh sản.
Nếu bạn có điều kiện hơn có thể chuẩn bị thêm cả máy ấp trứng. Dụng cụ này phù hợp với những đối tượng nuôi chim sẻ với mục đích nhân giống để bán. Quá trình sinh sản được kiểm soát tốt, thuận lợi hơn.
Chăm sóc cho chim sẻ phát triển tốt
Thời gian kéo dài mùa sinh sản của loài sẻ thường khá ngắn, bạn cần chăm sóc cẩn thận hơn. Trong giai đoạn sẻ cái đẻ trứng cần đảm bảo сhuồng của chúng đã làm chắc chắn. Chuồng chim không nên nuôi dày quá, dễ khiến việc sinh sản thiếu không gian hoạt động.
Bên cạnh đó, khi chim sẻ ấp trứng bạn cũng cần cung cấp đủ nguồn thức ăn. Lúc nở ra sẻ con, bạn nên tách chúng ra sẽ nuôi nhanh lớn, hiệu quả hơn. Sẻ con rất yếu ớt, lông thưa, chưa biết giữ thân nhiệt tốt nên bạn cần nuôi ở khu vực kín gió, ấm áp. Trong lồng cần thiết kế thêm cả chỗ đậu giúp chim gần gũi hơn với cuộc sống thiên nhiên.
Phòng bệnh cho chim sẻ
Trong quá trình chăm sóc sẻ, bạn cần đảm bảo nguồn thức ăn của chúng sạch để tránh gặp phải một vài vấn đề không tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hoá. Đồ ăn là côn trùng tươi sống, không bị ôi thiu. Ngoài ra, môi trường sống cần thường xuyên khử khuẩn để loại bỏ khỏi môi trường sống các loại vi khuẩn.
Bạn nên loại bỏ định kỳ phân chim, rơm rạ để chim sẻ tránh những vấn đề liên quan tới sức khỏe. Đối với các chú sẻ yếu hơn khi nuôi, bạn đừng quên bổ sung thêm sâu tươi để tăng nguồn thức ăn, giúp chim dần khỏe lại.
Ngoài ra, mỗi bữa ăn nên cho chim ăn ít và tăng số lượng bữa nhiều hơn. Vào mùa đông, đừng quên sưởi ấm, giữ ẩm cũng như cung cấp cho chim nguồn thức ăn chứa nhiều đạm như châu chấu, nhộng, sâu, cào cào…
Chia sẻ cách huấn luyện chim sẻ
Khi loài sẻ tiếp xúc quá nhiều với con người, chúng sẽ nghĩ chúng ta là cha mẹ nó, không còn sợ nữa. Điều này sẽ phần nào gây khó khăn nếu bạn muốn thả về môi trường tự nhiên, thiên nhiên. Với những người nuôi sẻ thời gian nhất định rồi muốn thả chúng về tự nhiên cần tránh chạm hoặc nhấc chúng. Đặc biệt khi cho chim ăn vì điều này không khiến chúng mất bản năng sợ người.
Những thắc mắc liên quan đến loài sẻ
Ngoài một số vấn đề phía trên, vẫn còn một vài thắc mắc về chim sẻ nhiều người đặt ra. Dưới đây là các câu hỏi thường gặp nhất bạn cần biết:
Vào mùa đông chim sẻ ăn gì?
Loài sẻ chủ yếu ăn loại quả mọng dại vào mùa đông. Bao gồm có quả mâm xôi, dâu tây, quả việt quất… Trong mùa này, côn trùng, ngũ cốc hay hạt giống không nhiều do tuyết phủ dày khắp các vùng.
Tuy nhiên, loài sẻ là chim xã hội, chúng có mối quan hệ khá chặt chẽ với chúng ta để ăn thức ăn cung cấp bởi người đam mê nuôi chim. Nhiều người chơi chim hay cung cấp khoai tây chiên, vụn bánh mì. Các chủ chim sẻ nhỏ còn tìm thức ăn thừa ở trong nhà bếp.
Sẻ non thường ăn gì?
Đối với sẻ non hoặc mới ra ràng, bạn chỉ nên cho chúng ăn côn trùng. Lưu ý rằng chúng không uống nước, nếu cố gắng làm điều này dễ khiến nước tràn vào phổi làm sẻ con bị sặc. Chim sẻ ăn gì còn phụ thuộc theo độ tuổi chim, bạn có thể bón thức ăn cho chúng hoặc đổ vào cái bát nông để chúng tự ăn. Những con sẻ non cần 2 tuần mới tự ăn được. Trường hợp chim chưa thay lông, bạn nên cho ăn tầm 30 phút một lần. Đến giai đoạn chim thay lông thì cho chúng ăn 1 – 2 giờ một lần.
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về môi trường sống, đặc điểm, nguồn thức ăn… của chim sẻ. Không chỉ nuôi để nhân giống, một số người còn nuôi sẻ làm thịt. Bởi những món ăn từ loài chim này thực sự hấp dẫn, gây ấn tượng cho thực khách. Đặc biệt những người sinh lý yếu và đang trị bệnh thận hư rất cần ăn loài sẻ để bổ sung dưỡng chất.