Hiểu được tập tính chim trĩ sẽ giúp những người muốn làm giàu, kinh doanh nuôi chim dễ dàng hơn trong khâu bắt đầu. Giống chim này lâu nay thường sống ngoài tự nhiên, vì vậy muốn nuôi phải học được cách thuần chim, đáp ứng được môi trường sống của nó. Như vậy chim mới phát triển tốt và trở thành nguồn tiền cho người nuôi. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến mọi vấn đề liên quan đến tập tính, đặc điểm, cách nuôi chim trĩ.
Loài chim trĩ thuộc họ gì?
Chim trĩ thuộc họ Trĩ (tên quốc tế là Phasianide), thuộc bộ Gà (Galliformes). Hiện tại có khá nhiều loại trĩ, có những loại được nuôi làm kinh tế, nhưng cũng có những loại chim dòng Trĩ đang được liệt vào sách đỏ do sự quý hiếm của chúng. Tại Việt Nam, hiện đang phổ biến nhất là giống chim trĩ Việt, hay còn có tên là Gà lôi lam đuôi trắng. Chúng được phát hiện vào năm 1964, với vẻ đẹp khiến bao người phải mê mẩn.
Gà lôi lam đuôi trắng hiện nay được nuôi nhiều tại các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế và Quảng Bình. Tại các tỉnh thành này cũng có những món ăn đặc sản làm từ thịt chim trĩ. Các giống Trĩ quý hiếm hơn thì được bảo tồn trong khu Bảo tồn tự nhiên Kẻ Gỗ. Trong tự nhiên, giống chim này cư trú tại các khu rừng thứ sinh, nguyên sinh, nơi có độ ẩm cao và nhiều cây cối. Loài chim này cũng được phát hiện xuất hiện tại một số vùng miền núi, sườn dốc hay rừng cọ.
Giống trĩ quý hiếm tại Việt Nam đang được bảo tồn khá tốt. Trong vườn thú tại Hà Nội cũng có nuôi nhốt loài chim này và quá trình sinh sản của nó đang đi theo đúng kế hoạch. Dù vậy, vẫn cần những tác động sâu hơn cũng như sự chung tay của nhiều người hơn nữa.
Đặc điểm của giống chim trĩ
Tại Việt Nam, hiện đang bảo tồn loài chim trĩ đỏ, giống trĩ bình thường thì sẽ được nuôi nhốt, thậm chí nuôi sinh sản để kinh doanh. Hai loại chim này có hình dáng, kích thước gần giống nhau nhưng bộ lông lại hoàn toàn khác.
Đặc điểm chim trĩ đỏ
Chim trĩ đỏ có tên quốc tế là Phasianus Colchicus Linnaeus, hiện tại đã được liệt vào Sách đỏ để bảo tồn. Với giống chim này, chúng có một vẻ bề ngoài vô cùng lộng lẫy, không kém gì vẻ đẹp của chim công. Chim trống sẽ có phần lông đầu, họng màu xanh lục, một số con có diềm cổ màu tím xanh vô cùng đặc biệt. Phần còn lại của bộ lông sẽ có màu nâu đỏ pha với chút vàng và tím. Màu lông của chim trĩ đỏ không chia thành từng vùng tách bạch mà các màu pha lẫn vào nhau, tạo ra vẻ đẹp rất riêng của chúng.
Với phần lông trước ngực, thường sẽ là màu tím đậm. Trĩ đỏ nổi bật với một vùng lông đỏ ngay mắt vô cùng ấn tượng. Mỏ dài từ 3cm, có màu trắng, nhọn. Đặc biệt, đuôi của chim trĩ giống như một ngọn cỏ lau với màu trắng xám đẹp mắt. Một số cá thể sẽ có sọc ở phần đuôi, đuôi của chúng có thể lên đến 50cm.
Đặc điểm chim trĩ thường
chim trĩ thường – giống chim đang được nuôi nhốt nhiều tại Việt Nam sẽ có đặc điểm bộ lông hoàn toàn khác. Với trĩ đực, bộ lông của chúng có màu nâu xám, lông cánh có màu đen, nâu đậm. Nhìn chung, giống chim này sẽ không sặc sỡ như chim trĩ đỏ mà có các tông màu đất na ná nhau. Dù vậy, chúng vẫn không kém phần hấp dẫn khi sở hữu những chiếc lông đuôi dài màu nâu cùng các họa tiết sọc, cườm điểm xuyết.
Chính vì chi tiết này mà chim trĩ đang được nuôi tại các hộ gia đình được gọi là trĩ sao. Thay vì màu đỏ quanh mắt, trĩ sao có màu lông trắng kéo dài từ mỏ qua đầu. Khắp toàn thân là những chấm nhỏ màu trắng, khiến bộ lông của chúng tuyệt đẹp như bầu trời đêm.
Giống trĩ này không có sự khác biệt quá lớn giữa chim cái và chim đực. Chủ yếu khác biệt về kích thước, với chim con sẽ có lông màu vàng nhạt, dần dần chuyển sang nâu nhạt, nâu đậm và lên màu nâu – đen như những chú chim trưởng thành.
Phân biệt chim Phasianide trống và chim mái
Cho dù giữa trĩ trống và mái không có sự khác biệt gì nhiều, nhưng đối với những người muốn xác định giới tính để chọn giống thì vẫn có những cách để chọn lọc trống, mái. Trước hết, bạn phải biết rằng rất khó để xác định được giới tính khi chim còn non, cụ thể là dưới 90 ngày tuổi. Khi này, chim vẫn đang mang trên mình một lớp lông măng, lông tơ màu xám nâu. Được biết, chỉ những người có kinh nghiệm, đã nuôi chim trĩ được nhiều năm mới có được kỹ năng xem giới tính chim.
Giai đoạn mà bạn bắt đầu chọn giống được là khi chim trĩ 3 tháng tuổi trở lên. Khi này, trên thân chúng đã bắt đầu mọc ra những lông vũ, nói lên đặc điểm giới tính của từng con. Chim trĩ trống sẽ có màu lông sẫm hơn, thân hình lớn hơn, nhìn vào ngực chim thấy khung xương bành ra to hơn thì sẽ là con trống. Thông thường, các con trống cũng sẽ năng động, tính tình hung hăng hơn con mái.
Với trĩ mái thì màu lông sẽ nhu hơn một chút, chính vì vậy mà nhìn vào những con chim này, bạn có thể thấy nó không đẹp bằng chim trĩ trống. Bên cạnh đó, kích thước cũng nhỏ hơn, tính cách hiền và nhát hơn rất nhiều.
Tập tính sinh sống của chim trĩ
Tính đến hiện nay, có rất ít các nghiên cứu về tập tính của loài chim này, do một số được nuôi nhốt và số còn lại là động vật quý hiếm. Nói riêng về chim trĩ (trĩ sao Việt Nam), có thể thấy rằng thức ăn của nó là thóc, các loại hạt, cây và một số loài côn trùng nhỏ.
Trong môi trường được nuôi nhốt bởi con người, giống chim này sẽ tự kết đôi với nhau và sinh sản. Giống như chim công, các con chim trĩ đực cũng sẽ dựng lông đuôi, dựng mào lên để thu hút sự chú ý từ con cái. Tuy nhiên, chỉ khi mùa sinh sản tới thì chúng mới ghép cặp, còn trước đó thì giống chim này sẽ hoạt động riêng lẻ. Theo ghi nhận, thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 là khoảng thời gian bắt đầu vào mùa sinh sản của chúng.
Đặc biệt, chim trĩ cái chỉ phát triển hết các cơ quan và khả năng sinh sản khi đã được 2 năm tuổi. Theo tập tính của chúng, chim mái trong tự nhiên tự biết cách xây dựng ổ đẻ cho mình. Trứng chim sẽ nở trong tầm 20 – 25 ngày. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa chim hoang dã và chim nuôi nhốt. Đó chính là những con chim nuôi nhốt sẽ không biết ấp trứng, vì vậy người nuôi thường phải nhờ giống khác ấp hộ.
Cách nuôi chim Phasianide lấy trứng, thịt
Những chú chim trĩ sẽ kết đôi với nhau khi vào mùa xuân, khi này bạn sẽ thấy những cặp trống – mái thường đi sát cạnh nhau, chúng sẽ tự tìm cho mình những vị trí thích hợp để đẻ trứng. Tuy nhiên, khi đặt chúng vào môi trường nuôi nhốt lấy trứng, các tập tính hoang dã sẽ biến mất, do đó người nuôi cần biết đến một số lưu ý sau.
Xây dựng chuồng
Chim trĩ là loài chim có kích thước khá lớn, vì vậy chuồng chim cần đảm bảo đủ không gian để chim phát triển và sinh sống. Tùy vào số lượng trĩ mà người chủ sẽ ước chừng diện tích chuồng. Dù thế nào, chuồng chim cũng phải đảm bảo rộng trên 1,5m, có lưới bảo vệ, tránh chim sổng chuồng. Trong chuồng trang bị đầy đủ vật dụng như bình nước, khay thức ăn, chuồng rải một lớp trấu hoặc rơm rạ. Trong chuồng nên có khu đổ cát để cho chim tắm.
Cần làm sẵn một chuồng nhỏ để tách trứng sau khi chim trĩ đẻ. Bởi thông thường, chim mái khi nuôi nhốt sẽ dần mất đi khả năng chăm sóc con của mình. Có rất nhiều cá thể không vào ổ đẻ, thậm chí đẻ rơi rớt trứng khắp chuồng. Đối với những chim trĩ mái bị thiếu dinh dưỡng hoặc bị rối loạn, chúng có thể mổ trứng và ăn ngay sau khi đẻ. Vì vậy, để bảo vệ trứng, người chủ cần canh thời gian chim đẻ, theo dõi và tách trứng ngay.
Số trứng này có thể nhờ các giống loài khác ấp hộ hoặc tiến hành ấp theo phương pháp khoa học là dùng đèn sưởi. Sau khi chim con nở, có thể giữ lại lứa đó để sang một chuồng mới, hoặc thả lại vào chuồng cũ. Tuy nhiên, nên xây dựng chuồng mới để nuôi chim con để tránh bị xung đột.
Kinh nghiệm ấp trứng chim trĩ
Như đã biết, chim mái sẽ không ấp trứng do số lần đẻ quá nhiều. Vì vậy, để ấp trứng, người ta thường sử dụng hai cách: ấp nhờ vật nuôi khác hoặc ấp bằng máy. Với cách đầu tiên, thông thường người ta sẽ tìm đến những vật nuôi như gà, bồ câu,…Tuy nhiên, sử dụng cách này cần một số lượng lớn gà và bồ câu, bởi một con bồ câu chỉ có thể ấp tối đa 3 trứng. Cách thức này cũng có một nhược điểm đó là là gà mái chỉ ấp trứng khi chúng vừa đẻ xong. Như vậy người chủ cần lựa chọn gà sẽ ấp trứng gà hay ấp trứng của chim trĩ.
Chính vì những nhược điểm này mà hiện nay rất nhiều trang trại sử dụng cách thức ấp trứng bằng máy để cho ra những lứa trứng với số lượng lớn. Các loại máy ấp trứng cũng được chia theo kích thước to đến nhỏ. Bạn có thể cân nhắc mua loại máy phù hợp với nhu cầu của mình. Trong suốt quá trình ấp trứng chim trĩ bằng máy, cần liên tục theo dõi nhiệt độ và trạng thái của trứng.
Trong tuần đầu tiên ấp máy cần điều chỉnh nhiệt độ lên 37,5 độ C. Độ ẩm cũng cần điều chỉnh trong tầm từ 50 đến 55% . Các tuần tiếp theo, mỗi tuần sẽ hạ thấp nhiệt độ và độ ẩm xuống một chút cho đến khi trứng nở. Sau khi trứng nở, chưa tách nuôi riêng ngay mà cần để trong lồng ấp thêm một vài ngày để chim non trở nên cứng cáp.
Kết luận
Hiện nay người ta không chỉ nuôi chim trĩ để lấy trứng mà còn để lấy thịt. Nếu muốn nuôi lấy thịt thì cần cho chim ăn nhiều loại hạt và hạn chế ăn bột để thịt chim được dai và ngon hơn. Thức ăn của chim cũng sẽ thay đổi tùy theo mục đích nuôi của chủ. Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết đối với khi hoạt động nuôi chim trĩ.