Chim yến – loài chim được nhiều người yêu thích và quý hiếm bởi vì nó mang lại rất nhiều lợi ích nếu như làm tổ trong nhà. Trong số đó, tác dụng quan trọng của tổ yến là chưng lên, làm món ăn và làm loại thuốc bổ tốt cho cơ thể chúng ta. Để hiểu rõ hơn về loài chim này, chúng có tập tính gì, cách nhận biết chúng ra sao,… câu trả lời được hé mở ngay sau đây.
Giới thiệu sơ lược về loài chim Yến
Chim yến là loài chim sống trên các hoang đảo, hoàn toàn thuộc về thế giới tự nhiên và những gì đơn thuần nhất. Chúng mang lại tiếng hót râm ran và đặc trưng trên các hòn đảo yến, hiện tại Việt Nam đặc trưng với Đảo Yến Khánh Hòa.
Chim yến nguyên là loài chim Canario, là loài chim Rừng sống tại Đại Tây Dương, yến tự nhiên chưa thuần chủng có một thân hình lớn vượt trội hơn nhiều so với yến nhà nuôi. Loài chim này trong tự nhiên mang sắc lông màu vàng, vùng cổ và ngực mềm mịn hòa lẫn màu đen.
Trong tự nhiên, chim yến rất bé nhỏ, có khả năng tự vệ kém cho nên thường có nhiều kẻ thù muốn ăn thịt chúng. Không vì thế mà chim này nhút nhát, chúng được xem là loài có sức sống mạnh mẽ và ngoan cường. Một số kẻ thủ của chúng chẳng hạn như: Diều hâu, đại bàng, những loài chim lớn làm chủ bầu trời luôn lăm le muốn ăn thịt chúng. Hoặc là tắc kè, rắn,… những loài săn mồi vô cùng nguy hiểm.
Vốn là loài chim bé nhỏ, khả năng tự vệ kém nên chim yến thường có rất nhiều kẻ thù khiến chúng cảm thấy sợ hãi. Ngoài ra, chúng còn sợ những loài côn trùng nhỏ có khả năng làm hại tổ và con non của chim yến, chẳng hạn như mối, kiến, gián,… Công đoạn nuôi con có lẽ là khó khăn nhất của chim yến vì chim non dễ dàng biến thành món mồi ngon ‘bất động’ cho những kẻ săn mồi luôn theo sau rình rập.
Phân biệt sự giống và khác nhau của yến và én
Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem, liệu có cách nào để phân biệt được 2 loài chim này hay không:
Nhận diện cơ bản về loài chim yến
Cũng là hai loài chim quen thuộc với bầu trời với ngoại hình tương tự nhau, đến bây giờ vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai loài chim én và chim yến. Vậy thì lý giải đưa ra cho bạn dễ nhận biết, chim én sẽ thường có đuôi cụp xuống, chẻ đôi và đậu trên dây điện.
Còn chim yến sẽ không có đuôi chẻ đôi, chúng không đậu trên dây điện hoặc cây cối nào, không cần nghỉ ngơi và cần điểm tựa trên không gian. Dựa trên hai đặc điểm trên, bạn có thể dễ dàng phân biệt 2 loài chim bằng mắt thường.
Bên cạnh đó chim yến thường sống ở điều kiện khí hậu, ở những vùng gần gũi nhau nên dễ nhầm lẫn cũng là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, người nuôi yến cần tinh ý phát hiện ra sự khác biệt để tránh để én làm tổ trong nhà yến, ảnh hưởng đến thu hoạch thành quả.
Nhận diện chi tiết về loài chim yến
Về ngoại hình, chim yến có bộ lông mềm mịn màu đen, mỏ chúng nhỏ hơn rất nhiều so với én, chân cũng yếu hơn nên không có phép đậu trên cành cây mà luôn chao lượn trên trời. Chúng cũng nhỏ hơn so với én một chút.
Kỹ năng bay giúp chim yến làm chủ bầu trời, bắt côn trùng và có một hệ sinh thái riêng để sinh sống mà không phải chịu chèn ép nhiều từ nhiều giống loài khác. Tuy nhiên chúng vẫn phải dè dặt trước những kẻ săn mồi nguy hiểm.
Cách nhận dạng tổ chim én và tổ chim yến ra sao?
Sự khác biệt lớn nhất có lẽ là nơi ở của 2 loài chim này, tổ của chúng có sự khác nhau vô cùng lớn. Tổ của chim yến được làm từ nước bọt, kết dính tạo thành một chiếc tổ để sinh nở và cư trú, vậy nên chúng giàu chất dinh dưỡng bên trong. Nhất là sau khi sơ chế, chúng được dùng làm thức ăn hảo hạng, rất tốt cho sức khỏe con người.
Ngược lại, tổ chim én lại được làm bằng bùn, sình, đất, cỏ, rác,… chính vì thế ngoại trừ để ở, chúng không mang lại tác dụng kinh tế nào cho con người.
Người nuôi nhà yến có thể nhận diện hai loài thông qua chi tiết này, nếu để én cư ngụ quá nhiều trong nhà sẽ không còn chỗ cho yến ở, nên cần phải có sự chọn lọc kỹ lưỡng.
Tập tính của loài chim yến mà bạn chưa biết
Để tạo ra những chiếc tổ yến có giá trị lớn, loài chim yến đã trải qua cuộc sống và quá trình sinh nở, làm tổ thế nào,…? Hãy cùng nhau khám phá tập tính của loài chim đặc biệt này nhé!
Cách chim yến xây một chiếc tổ hoàn chỉnh
Chim yến là loài xây tổ bằng nước bọt, tạo ra những chiếc tổ mang giá trị dinh dưỡng, dưỡng chất vô cùng cao, được con người phát hiện và sử dụng trong thực phẩm cũng như để chữa bệnh. Vậy thì chim yến sẽ xây tổ vào mùa nào? Câu trả lời là vào mùa sinh sản, chúng cần chuẩn bị một chiếc tổ hoàn hảo để có thể đẻ trứng và nuôi con bên trong.
Thời gian làm tổ diễn ra trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 5, kéo dài tầm 35 ngày sẽ hoàn thành một chiếc tổ. Tổ yến được làm dính trên những vách đá hoặc cây cột chắc chắn, được làm bằng những sợi tơ nước bọt kết dính vào nhau, có hình bán nguyệt, bán kính rơi vào 30 đến 70 mm trên mỗi tổ. Trong quá trình làm tổ, chim sẽ hái những sợi lông non trên cơ thể để bện vào, tạo độ chắc chắn cho tổ. Đó là lý do vì sao tổ yến không có màu thuần trắng mà lại lẫn nhiều lông đen.
Thời gian hoạt động, săn mồi của chim yến vào ban ngày
Chim yến hoạt động kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày, nhưng tùy mỗi vùng miền, thời tiết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chúng. Cụ thể:
Săn mồi theo mùa
Vào mùa hè thì chúng đi kiếm ăn sớm, về sớm, lúc mặt trời bắt đầu mọc lên, rời tổ tầm 5h đến 5h30, thời gian chúng về sẽ tầm 18h đến 18h30. Còn vào mùa đông chúng sẽ đi kiếm ăn muộn hơn, về tổ muộn hơn. Chúng còn trở về vào giấc trưa, tầm 11h đến 13h để xây tổ, sau đó mới đi kiếm ăn tiếp.
Tuy nhiên đây chỉ là một khảo sát tính trên diện rộng, thực tế là thời tiết, các nhân tố từ tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản cũng như hoạt động đi kiếm ăn của chúng. Hoàn thành xong chiếc tổ thì chim sẽ bắt đầu giao phối và đẻ trứng, thường thì chim yến sẽ đẻ 2 trứng, cách 3-4 ngày đẻ 1 lần. Sau khi chim mái đẻ trứng đầu tiên, chim đực thay phiên ấp trứng để chờ cho đến lúc đẻ trứng thứ 2. Có thể thấy, tập tục sinh hoạt của loài chim này được phân chia rất bình đẳng và theo lối khoa học.
Sau khi sinh xong
Khi sinh xong 2 trứng, chúng sẽ thay phiên nhau ấp trứng và đi kiếm mồi, thay ca liên tục mỗi đêm 4-5 lần để san sẻ gánh nặng cho nhau. Không tự nhiên mà yến được xem là loài chim thủy chung, cần cù chịu khó. Chim trống đi kiếm ăn về sẽ mớm mồi cho chim mái ăn, chúng vừa phân chia công việc vừa bảo vệ trứng, ấp đều để giữ nhiệt độ cho trứng nở.
Sau 25-26 ngày trứng chim sẽ nở, chim con cần bố mẹ thay nhau chăm sóc và mớm mồi, bảo vệ chúng trước sự hăm he tấn công bất cứ lúc nào từ phía kẻ địch. Chim con tập bay và rời tổ sau 40 – 45 ngày, tiếp tục một vòng đời mới.
Làm cách nào để dẫn dụ yến non về tổ?
Mùa xuân mỗi năm thường là tháng 3 đến tháng 4 chính là lúc chim non ra ràng, chúng tập bay và rời xa vòng tay bố mẹ, tìm bạn đời và xây tổ sinh sản. Đây là cơ hội tốt cho các nhà yến dẫn dụ yến con vào và làm tổ. Mùa này có mưa nhiều, chúng sẽ không cần đi xa để kiếm ăn nên sẽ dễ làm tổ ở mọi nơi được dẫn dụ.
Một mùa nữa có thể dẫn dụ chim yến non đó là mùa hè, vào tầm tháng 9. Mùa này chim mới ra ràng cũng rất nhiều tuy nhiên trời nắng nóng, thức ăn khan hiếm sẽ khiến chúng chết nhiều vô kể, vậy nên khi dẫn dụ mùa này sẽ thu về lượng yến không cao.
Những món ăn ngon chế biến từ tổ yến
Để có được những chén yến chưng ngon, người ta phải lưu ý công đoạn bảo quản chúng. Bảo quản sai cách sẽ làm tổ chim yến hỏng, gây mất đi chất dinh dưỡng, có hại cho tiêu hóa. Tổ yến cần được bảo quản nơi khô ráo, không để ánh nắng chiếu vào, tránh nơi ẩm mốc, nếu thực hiện đúng tiêu chí thì có thể bảo quản thời gian lên đến 2 năm.
Yến tươi đã được nhặt lông có thể đựng trong hộp, đậy kín nắp để ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được 1 tuần. Người ta dùng cách này để thuận tiện bảo quản, lấy ra một lượng vừa đủ khi sử dụng mà không tốn công ngâm yến nhiều lần.
Nếu muốn bảo quản yến đã được nhặt sạch lông thì cần sấy khô, phơi trong vòng 1 đêm, cất hộp kín hoặc hút chân không, đặt cách xa ánh mặt trời là có thể bảo quản được trong vòng 1 năm hơn. Nếu như yến bị chuyển màu thì không được dùng vì cấu trúc của chúng đã bị hủy hoại hoặc oxi hóa, ăn vào có hại cho cơ thể.
Công dụng của tổ yến mang lại rất nhiều
Người ta thường dùng tổ yến để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể người bệnh hoặc suy nhược, với tác dụng như sau:
- Giảm ho có đờm, bổ phế, giúp hệ hô hấp hoạt động tốt.
- Tổ yến tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, chống lại những di chứng của dịch Covid-19 hiệu quả.
- Thúc đẩy sự phát triển của trẻ, thanh lọc và loại trừ độc tố trong cơ thể.
- Làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ, giúp đẹp da, hạn chế nếp nhăn và đồi mồi trên da.
- Giúp bổ máu, tốt cho bệnh nhân phục hồi sau di chứng hoặc sau phẫu thuật.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi, giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt.
Kết luận
Chim yến là loài vật thân thiện với thiên nhiên và con người, chúng mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người dân và công nghiệp yến sào. Không những thế, chất dinh dưỡng có trong yến cũng cần thiết cho cơ thể con người.