Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae – lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm) là một bộ chim không cánh sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu. Châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất. Liệu bạn đã biết về những sự thật về chim cánh cụt đầy thú vị này hay chưa. Cùng mình tìm hiểu nhé.
Sự thật về chim cánh cụt có khả năng chịu lạnh tốt không?
Tuy không phải là loài sinh vật duy nhất sinh sống tại Nam Cực nhưng chim cánh cụt lại là sinh vật đặc hữu của cực Nam thế giới mà không có ở bất cứ 1 vùng đất nào khác. Sở dĩ loài động vật này có thể tồn tại được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy bởi chúng có cấu tạo cơ thể giúp thích nghi với khí hậu lạnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Các loài chim cánh cụt còn tồn tại trên thế giới hiện nay
- Chim cánh cụt hoàng đế sắp tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu
- Tập tính chim cánh cụt và đặc trưng có thể bạn chưa biết
Chim cánh cụt chịu được lạnh vì nó có một lớp “áo lông” được cấu tạo đặc biệt để giữ ấm, chắn gió cũng như rũ sạch nước sau khi kiếm ăn. Nhiều người nghĩ rằng chim cánh cụt không có lông. Tuy nhiên trên thực tế thì chim cánh cụt có mật độ lông cao nhất (dày đặc nhất) hơn bất kỳ loài chim nào khác.
Một thứ cũng cực kỳ quan trọng giúp chúng có thể thoải mái lặn ở làn nước lạnh buốt là lớp mỡ dày do mẹ thiên nhiên ban tặng. Các bạn có thể không biết, trung bình một con chim cánh cụt có đến 30% trọng lượng cơ thể là mỡ đấy.
Thứ 3 là lối sống bầy đàn. Chim cánh cụt thường sống tập trung thành đàn lớn, lên đến hàng nghìn con và các cá thể trong đàn có thể sưởi ấm cho nhau trước cái lạnh thấu xương ở Nam Cực.
Cấu tạo cơ thể có thể chịu được giá lạnh và tập tính sống bầy đan giúp chim cánh cụt có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt tại Nam Cực. Có người sẽ thắc mắc rằng Bắc Cực có gì khác Nam Cực đâu, dù cho Bắc Cực không lạnh bằng nhưng đó vẫn là môi trường sống lý tưởng cho chim cánh cụt.
Có lẽ lý do đơn giản đầu tiên là chúng không thể bay để thoát khỏi lũ gấu trắng và cáo tuyết chuyên rình rập các bầy chim làm tổ ở đây vào mùa hè. Nếu chim cánh cụt sống ở Bắc Cực, chúng chẳng khác nào miếng mồi béo bở cho 2 loài ăn thịt trên đây chính là sự thật về chim cánh cụt chỉ sống ở nam cực. Lý do thứ 2 là ở Nam Cực quá an toàn cho chúng. Chẳng có bất cứ một mối đe dọa nào hết nên chúng không phải lo bị săn bắt khi làm tổ và đây là mảnh đất quá an toàn cho việc định cư lâu dài.
Vì sao chim cánh cụt đẻ trứng mùa đông không bị đóng băng?
Là sinh vật hiếm hoi sinh sống ở Nam Cực, chim cánh cụt khiến nhiều người đặt câu hỏi làm thế nào mà chúng có thể giữ trứng của mình khỏi bị đóng băng khi sinh sản vào mùa đông? Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt duy nhất chấp nhận chiến lược rủi ro trong sinh sản khi đẻ trứng vào mùa đông. Những con cái sẽ đi kiếm ăn trong khi chim đực sẽ ở lại và ấp trứng khi nhiệt độ ngày càng lạnh hơn.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Chim thủy tổ có đặc điểm gì? Tập tính sống ra sao?
- Liệu chim lợn có phải loài chim mang đến điều xui xẻo?
Lý do cho việc sinh sản vào mùa đông có liên quan rất lớn tới nguồn thức ăn. Khi vài ngàn con chim cánh cụt non mới nở, chúng đòi hỏi cả tấn cá, mực và nhuyễn thể làm thức ăn. Nguồn thức ăn này chỉ có sẵn vào mùa xuân khi những vùng băng giá tan đi nhiều. Việc ấp trứng mất khoảng 4 tháng, điều đó đồng nghĩa với việc chúng cần đẻ vào mùa đông để trứng kịp nở vào mùa xuân.
Để có thể ấp trứng vào mùa đông, chim cánh cụt về cơ bản đã có những tiến hóa nhất định. Chúng được bao phủ bởi lớp lông dày vài cm, cách giữ nhiệt cho chúng và trứng hay con non.
Có một sự thật về chim cánh cụt mà có lẽ bạn chưa biết, đí là cũng như nhiều loài chim cánh cụt khác, chim cánh cụt hoàng đế có một vạt da trần trên bụng được gọi là “túi ấp trứng”. Chúng khéo léo để trứng lên chân, áp nó vào vùng da trần và phủ bởi lớp lông dày giúp trứng cách ly với thế giới băng giá bên ngoài.
Trong vài tuần sau khi nở, chim cánh cụt con dành toàn bộ thời gian trong “túi sưởi” của bố mẹ. Tất nhiên, quá trình ấp.
cũng phụ thuộc nhiều vào việc chim bố mẹ có thể duy trì được điều kiện lý tưởng hay không. Chúng được các nhà khoa học đánh giá cao sự kiên cường khi chịu tư thế ấp trứng trong nhiều tháng vì con của mình. Chúng cũng khéo léo tập trung thành bầy đàn để đảm bảo nguồn nhiệt tập thể hiệu quả nhất.
Trên đây là những sự thật về chim cánh cụt được mình tổng hợp lại, mong rằng thông qua bài viết trên bạn đã có thêm những kiến thức thú vị nhé.