Ngày 25/10, Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ (USFWS) chính thức tuyên bố đưa chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) vào danh sách những loài bị đe dọa, và yêu cầu mở rộng các biện pháp để bảo vệ chúng. Loài chim biểu tượng của Nam Cực có nguy cơ biến mất khỏi Trái Đất do những tác động từ biến đổi khí hậu.
Chim cánh cụt hoàng đế có nguy cơ tuyệt chủng
“Cuộc khủng hoảng tuyệt chủng ngày càng gia tăng. Chúng ta cần nỗ lực bảo tồn các giống loài trước khi sự suy giảm dân số trở nên không thể đảo ngược”, bà Martha Williams, Giám đốc USFWS cho biết trong một tuyên bố. “Việc đưa chim cánh cụt vào danh sách như một hồi chuông cảnh báo, nhưng cũng đồng thời là một lời kêu gọi hành động chung tay của cộng đồng”.
Có thể bạn quan tâm:
- Tập tính chim cánh cụt và đặc trưng có thể bạn chưa biết
- Đặc điểm của chim cánh cụt có gì đặc biệt so với loài khác?
- Sự thật về chim cánh cụt đầy thú vị khiến bạn sẽ bất ngờ
Theo USFWS, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến lượng băng biển bị mất đi, số lượng loài chim này được cảnh báo sẽ giảm “một phần đáng kể” trong tương lai gần, cụ thể là khoảng 26% vào năm 2050. Tuy nhiên, con số này sẽ tăng lên thành 50% nếu lượng phát thải carbon ở mức quá cao.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 từng cho rằng 70% số lượng đàn chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực có thể bị tuyệt chủng vào năm 2050 nếu tốc độ mất băng biển hiện nay tiếp tục diễn ra.
Trong trường hợp xấu nhất, 98% quần thể chim cánh cụt có thể biến mất vào năm 2100, khiến các nỗ lực để phục hồi chúng trở nên cực kỳ khó khăn, hay thậm chí bất khả thi.
Được biết, hiện có khoảng 61 đàn chim cánh cụt hoàng đế sinh sản sống dọc theo bờ biển Nam Cực , gồm khoảng từ 270.000 đến 280.000 cặp sinh sản.
Cấu trúc cơ thể của loài chim cánh cụt
Để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở Nam Cực, chim cánh cụt sở hữu một cấu trúc cơ thể đặc biệt cho phép nó hoạt động ở nơi có nồng độ oxy thấp, cùng với khả năng giảm sự trao đổi chất của cơ thể, thậm chí “tắt” các chức năng cơ quan không cần thiết để tiết kiệm năng lượng.
Thức ăn thường ngày của chim cánh cụt hoàng đế là cá, nhưng đôi khi chúng cũng ăn động vật giáp xác, các loài nhuyễn thể, động vật thân mềm và mực.
Mặc dù có nguồn thức ăn tương đối dồi dào, song loài này được cho là rất nhạy cảm với khí hậu. Cụ thể, khi nhiệt độ khu vực ấm lên, khiến băng tan, chúng sẽ đối mặt với một loạt các vấn đề như thiếu hụt thức ăn, bệnh tật, mức độ trứng nở thành công giảm…
Các thuật toán mô phỏng trước đó biết nếu tình trạng tan băng biển từ việc ấm lên toàn cầu vẫn tiếp diễn, thì vào cuối thế kỷ 21, loài chim biểu tượng của Nam Cực có thể giảm tới 87% số lượng loài.
Chim cánh cụt hoàng đế tại khu vực Argentina
Chim cánh cụt vốn sống ở vùng biển lạnh Nam Cực, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong từ 30-40 năm nữa do biến đổi khí hậu. Đây là cảnh báo vừa được chuyên gia của Viện Nam Cực Argentina (IAA) đưa ra.
Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt lớn nhất thế giới và là một trong hai loài chim cánh cụt đặc hữu của Nam Cực, sinh con vào mùa Đông và biển phải đóng băng cứng từ tháng 4 cho đến tháng 12 để làm tổ cho cánh cụt non.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Chim thủy tổ có đặc điểm gì? Tập tính sống ra sao?
- Liệu chim lợn có phải loài chim mang đến điều xui xẻo?
Nếu biển đóng băng muộn hơn hoặc tan băng sớm, gia đình chim cánh cụt không thể hoàn thành chu kỳ sinh sản của mình. Nếu chim cánh cụt non bị ngập nước, chúng có thể chết vì lạnh hoặc bị chìm vì chưa biết bơi và chưa phát triển được bộ lông không thấm nước.
Theo nhà sinh học Marcela Libertelli thuộc IAA, vốn đã nghiên cứu 15.000 con chim cánh cụt ở Nam Cực, điều này đã từng xảy ra tại Vịnh Halley trên Biển Weddell – nơi có cộng đồng chim cánh cụt lớn thứ hai thế giới.
Trong vòng 3 năm, toàn bộ chim cánh cụt non mới sinh tại đây đã chết.
Cứ tháng Tám hằng năm, mỗi ngày ông Libertelli và các nhà khoa học khác lại di chuyển 65km bằng xe trượt tuyết, trong cái lạnh âm 40 độ C để tiếp cận “địa bàn” sinh sống của chim cánh cụt hoàng đế.
Tại đây, họ đếm, cân và đo chim cánh cụt non, thu thập tọa độ địa lý và lấy mẫu máu. Kết quả cho thấy nếu tình trạng biến đổi khí hậu không được cải thiện, tương lai của chim cánh cụt sẽ lâm nguy.
Chim cánh cụt hoàng đế đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng bởi vì sự biến đổi khí hậu. Việc một loài động vật bị tuyệt chủng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các mắt xích khác trong tự nhiên.