Chim chích chòe than là loài chim được anh em yêu chim săn tìm rất nhiều. Cách nuôi chim chích chòe than nếu anh em được trang bị những kiến thức về chúng. Tuy nhiên không phải anh em nào cũng biết được tập tính và có một cách nuôi chích chòe than chuẩn xác. Vì thế hãy cùng mình theo dõi chi tiết nội dung dưới đây nhé.
Kinh nghiệm chăm sóc chim chích chòe than
Để có được chú chim cảnh với giọng hót hay nhất cùng bước đá mạnh mẽ nhất, bạn cần biết cách nuôi chim chích chòe than của mình một cách cẩn thận, tỉ mẩn.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Chim chích choè lửa – Tìm hiểu về tập tính của loài chim
- Cách nuôi chim chích chòe lửa hiệu quả, cho tiếng hay
- Chim chích chòe đất nuôi như thế nào để chim khỏe, hót hay?
Lồng nuôi chim chích chòe than
Vì chích chòe than khá nhỏ nên bạn không cần chọn những loại lồng nuôi quá rộng. Lồng chỉ cần có đường kính đáy khoảng 30cm là phù hợp. Cần luôn giữ cho lồng được sạch sẽ. Cần căn để đổ vào một lượng thức ăn vừa phải, tránh hiện tượng thức ăn hư mốc, gây ảnh hưởng tới chim.
Cách một ngày bạn cần dọn vệ sinh một lần: dọn phân chim, rửa máng thức ăn, nước uống… để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho chú chòe than của bạn.
Thức ăn cho chim chích chòe than
Cách nuôi chim chích chòe than khỏe bạn cần cho chim ăn nhiều loại thức ăn khác nhau: cám, ngô, chuối chín, cào cào, sâu, châu chấu, tôm… nhưng cần đảm bảo rằng đó là những thực phẩm tươi mới.
Cần cung cấp đủ thức ăn trong ngày cho những chú chòe than
Chòe than cũng rất thích ăn trứng kiến, dế, cào cào… Bạn có thể trộn những loại này với bột đậu phộng trộn trứng để chim mau lớn. Một con chim trưởng thành có thể ăn đến 50 con cào cào mỗi ngày và sẽ khó có thể sống được nếu bị thiếu loại thức ăn này. Vì vậy, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng thực phẩm cần thiết cho chim.
Cần lưu ý cung cấp đủ nước để chim có thể phát triển khoẻ mạnh, đồng bộ.
Hướng dẫn tắm cho chích chòe than
Tắm nắng và tắm nước hợp lý là một trong những cách nuôi chim chích chòe than hiệu quả. Nếu tắm nước quá lâu hoặc tắm nắng quá ít, chú chim của bạn sẽ dần yếu đi và trở nên ủ rũ.
Khi tắm nước, cần tắm cho chim chích trong khoảng thời gian từ 10 – 12 giờ sáng và tắm trong những khu vực râm mát. chòe than không thích tắm nước lắm nhưng khi chim trưởng thành, bạn cần tập cho chúng thói quen này. Cứ cách một ngày, chúng cần được tắm nước một lần.
Bên cạnh việc tắm nước thì tắm nắng là việc vô cùng quan trọng. Tắm nắng giúp chú chim của bạn hấp thụ thêm vitamin D giúp hệ xương chắc khỏe. Ngoài ra, ánh nắng cũng sẽ giúp tiêu diệt những loại bọ, vi khuẩn bám trên lông chim, giữ cho chim một sức khỏe ổn định.
Các bệnh thường gặp ở chích chòe than
Chích chòe than bị ho
Để cách nuôi chim chích chòe than hiệu quả bạn cần biết đây là loài chim ưa thời tiết ấm áp. Khi thời tiết thay đổi, chúng dễ mắc phải các bệnh về hô hấp, đặc biệt là bị ho. Khi đó, chú chim của bạn sẽ có một số triệu chứng như: xù lông, khò khè, chảy nước mũi…
Để điều trị các vấn đề liên quan đến hô hấp ở chim, bạn có thể lấy 2 tép tỏi dằm nhuyễn đem pha với người rồi bỏ bã. Lấy nước đó cho chim uống 2 lần/ ngày đều đặn cho đến khi khỏi. Trung bình khoảng từ 2 – 3 ngày là chim đã có thể bình phục hoàn toàn.
Nếu bệnh tình của chim bị nặng, bạn có thể kết hợp cho chòe hoa uống kháng sinh để sớm cải thiện sức khỏe.
Bệnh sâu lông
Có thể bạn quan tâm:
- Chim ngũ sắc – Thông tin về đặc điểm và cách nuôi cụ thể
- Chim cánh cụt – Những điều thú vị có thể bạn chưa biết
Cách nuôi chim chích chòe than không quá khó. Nhưng quá trình phòng bệnh là điều quan trọng nhất. Bệnh sâu lông là một loại bệnh ngoài ra gây khó chịu và ngứa ngáy cho chim. Khi bị sâu lông, chúng thường có hiện tượng rỉa lông, thậm chí rỉa trụi phần lông bị sâu.
Đây là hậu quả của việc chim không được thường xuyên tắm nước, tắm nắng khiến vi khuẩn, côn trùng xâm nhập và gây ảnh hưởng tới cơ thể.
Chim bị sưng ngón chân
Trong quá trình bay nhảy, nghịch ngợm, chòe than có thể bị thương và sưng các ngón chân. Nếu vết sưng to, mưng mủ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, phong hàn.
Khi phát hiện chim có chấn thương, bạn cần ngay lập tức đắp một chút lá náng vào vị trí xưng để điều trị vết thương. Sau khoảng 3 – 4 ngày là vết thương sẽ lành và chim lại có thể chạy nhảy trở lại.
Ngoài ra, bạn cũng nên dùng nước muối để sát khuẩn giúp loại bỏ các vi khuẩn xâm nhập vào phần da bị hở.
Trên đây là cách nuôi chim chích chòe than được nhiều người áp dụng, mong rằng thông qua những gì mình vừa đề cập ở đây bạn đã hiểu thêm về cách nuôi loài chim này nhé.