Chim chích bông – loài vật quen thuộc mà hầu hết ai cũng đã từng nghe qua hoặc nhìn thấy. Chúng có ngoại hình nhỏ bé, kích thước chỉ từ 10 – 12 cm. Ở Việt Nam, chim xuất hiện nhiều nhất vào mùa lúa chín. Nếu bạn đang quan tâm về loài động vật đáng yêu này, hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi ngay dưới đây nhé!
Cơ bản về chim chích bông
Một số cách gọi khác của chích bông là chim sâu hay chim sâu xanh. Chúng có tên khoa học là Dicaeidae, thuộc họ Passeriformes (bộ Sẻ) trong phân ngành động vật có dây sống. Vào năm 1853, nhà nghiên cứu động vật học Bonaparte đã đặt tên cho chúng. Ngày nay, người ta cũng thích nuôi chim chích bông như một loài chim cảnh.
Nơi sống ưa thích
Khu vực sinh sống của chích bông là ở Australia và miền Nam châu Á. Trong khi đó, ở Việt Nam thì chúng có mặt ở khắp nơi, nhất là Bắc Trung Bộ & đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những khu vực chuyên về canh tác nông nghiệp. Kích thước chim tương đối nhỏ, chiều dài không đến 20cm, cân nặng trưởng thành chỉ từ 5.7 – 12g. Tuổi thọ trung bình chưa được xác định.
Đặc điểm về ngoại hình
Chim chích bông có vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng rất nổi bật và đẹp mắt. Thân hình đầu, giữa, đuôi cân đối hài hòa. Đầu chim hình tròn, đôi mắt đen sáng, mỏ nhọn, ngắn và hơi cụp lại. Thân chúng lớn hơn nên nhìn cổ có phần ngắn và to. Khung lưng rộng, ngực nở, đuôi tròn chứ không dài. Ngoài ra, chim còn có đôi chân cao, tuy nhỏ mà rất cứng. Bàn chân gồm có 4 ngón, trong đó đằng trước 3, đằng sau 1.
Các phân loại chim
Chim chích bông có rất nhiều loại, sau đây là những loài được xếp vào chi Orthotomus:
- Chích bông nguồn gốc Campuchia: Orthotomus chaktomuk
- Chích bông nguồn gốc Philippin: Orthotomus castaneiceps
- Chim cổ sẩm, cánh vàng: Orthotomus atrogularis
- Giống màu xám tro: Orthotomus ruficeps
- Chim sâu lưng xám: Orthotomus derbianus
- Giống ngực màu hung: Orthotomus frontalis:
- Loài có ngực lông vàng: Orthotomus samarensis
- Chim sâu tai trắng: Orthotomus cinereiceps
- Chim sâu trán trắng: Orthotomus nigriceps
- Chim chích bông nâu/lưng màu ô liu: Orthotomus sepium:
- Giống đầu dài (thông thường nhất): Orthotomus sutorius:
- Chích bông có đuôi màu hung: Orthotomus sericeus
Giá bán chim sâu
Chim chích bông là một loài chim quen thuộc và dễ săn bắt. Nếu muốn nuôi nó, bạn có thể tự bẫy ở những vùng quê hoặc trong vườn. Ngoài ra, các đại lý bán chim cảnh cũng cung cấp với giá cả đa dạng. Thông thường, một chú chim chích được bán ở mức từ 200.000 – 2.000.000đ/con tùy loại. Tình trạng trưởng thành và vẻ ngoài đẹp mã cũng ảnh hưởng nhiều giá của loài này.
Hướng dẫn nuôi nhốt đúng cách
Trường hợp bạn muốn nuôi chim sâu làm cảnh, cần lưu ý một số việc sau đây để chim được khỏe mạnh và có tuổi thọ cao:
- Chim chích bông được nuôi sau khi bẫy được từ ngoài môi trường tự nhiên nên trùm áo cho lồng. Trong 2 ngày đầu, bạn chỉ nên để hở một khoảng nhỏ để con vật thích nghi dần ở điều kiện nuôi nhốt.
- Chiều cao lồng nuôi và khoảng cách giữa các nan ở mức vừa phải. Điều này nhằm tạo không gian thoải mái nhất cho chim bay nhảy, di chuyển.
- Khay thức ăn bên trong nên chia đôi. Một ngăn để thức ăn khô, một ngăn đựng nước.
- Người nuôi cần đảm bảo vệ sinh lồng, thay lương thực liên tục tránh chim không bị đói.
- Khi đẻ, con mái có tâm lý nhạy cảm và nhát người. Giai đoạn này, lồng chim cũng cần được che chắn cẩn thận.
Bộ lông của chim chích bông
Chim sâu có vẻ ngoài cuốn hút đều nhờ vào bộ lông của mình. Chúng bao gồm 2 lớp: lớp ngoài dày và dài che đi phần lông mềm mượt bên trong. Màu sắc đặc trưng là xanh lá cây, bóng loáng. Tuy vậy, giữa chim đực và chim cái sẽ có một số điểm khác nhau. Bạn hãy đọc tiếp để có thể nhận diện được giới tính loài này nhé.
Cách phân biệt chim mái và trống
Với người không có kinh nghiệm trong việc chơi và nuôi chim cảnh thì sẽ thấy chích bông đực, cái giống nhau. Ở thời kỳ loài vật nhỏ đang hoàn thiện bộ lông của mình bạn lại các khó để phân biệt. Tuy nhiên, với những gì chúng tôi chia sẻ ngày sau đây, độc giả có thể trở thành một chuyên gia về giống chim chích bông đấy.
- Chim sâu trống: Hai sợi lông phần đuôi dài hơn các vị trí trên thân. Viền lông phía trước ngực màu đen đậm.
- Chim sâu mái: Không có đuôi lau, viền lông ngực màu đen nhạt.
Môi trường sống của chim chích bông
Chim sống ở môi trường tự nhiên sẽ có sức đề kháng tốt. Bù lại khi nuôi để làm cảnh thì bạn sẽ cần chăm sóc cẩn trọng hơn.
Môi trường tự nhiên
Nơi sinh sống ưa thích của loài chim nhỏ bé thuộc bộ Sẻ là những khu vực có nhiều cây cối. Đó có thể là các khu rừng nhiệt đới, vùng nông nghiệp trồng hoa màu, bụi cây, thâm chí ở ở các khu vườn nhân tạo. Đặc điểm của chim sâu là bộ lông màu xanh lá cây, giúp chúng dễ dàng nguy trang để đi săn mồi.
Chim chích bông sống & ngủ luôn ở trên thân cây. Mỗi mùa sinh sản, chim mái và chim đực thay nhau xây tổ ở vị trí không quá cao so với mặt đất. Chúng có thể đẻ từ 1 – 4 quả trứng, sau đó thay nhau ấp và chăm sóc chim non khi nó ra đời.
Chim nuôi lồng
Chim chích bông để nuôi làm cảnh không cần lo lắng về vấn đề lương thực. Thức ăn được con người chuẩn bị đa dạng từ cào cào, sâu quy hoặc đồ tổng hợp. Lồng thường làm bằng tre hoặc nứa, có chỗ đậu và không gian đủ rộng bay nhảy. Chuồng nên được treo ở vị trí cao, thoáng mát. Điều này giúp chim phát triển tốt, cơ xương chắc khỏe.
Hình ảnh chim chích bông trong ca nhạc
Nhạc sĩ Văn Dung đã phổ nhạc một bài thơ về loài chim sâu. Giúp nó trở nên gần gũi hơn với các bạn thiếu nhi. Hình ảnh về loài vật sinh sống ở những vùng nhiệt đới châu Á được khắc họa thật sinh động, chân thực. Đó chính là bài thơ “Chim chích bông” của nhà thơ Nguyễn Viết Bình.
Tác phẩm thể hiện sự hăng say làm việc một cách chăm chỉ của chim sâu. Chúng di chuyển từ cành na, đến cành bưởi rồi sang cả bụi chuối và thậm chí là các luống rau xanh để bắt sâu giúp người nông dân. Vì vậy, bạn hãy luôn yêu quý & bảo vệ loài chim này nhé. Đồng thời, bài hát cũng khuyến khích các bạn nhỏ làm việc vừa sức để giúp đỡ ông bà, bố mẹ nữa đấy.
Chim chích bông ăn gì?
Các loại sâu là thức ăn chính của chim. Hệ tiêu hóa tốt giúp có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Chim sâu cũng ăn hoa quả, nhện, cào cà, hút mật hoa để sinh sống. Cũng tùy vào môi trường sống mà các món ăn cũng sẽ khác nhau đôi chút.
Đối với chim sống tự nhiên
Chim chích bông sinh sống ở những khu vực hoang dã rất thích ăn sâu quy, sâu cuốn lá… Chúng có bản năng sinh tồn cùng ánh mắt tinh anh để quan sát con mồi. Chim sử dụng mỏ nhọn & chân cắp mục tiêu thật chặt. Cơ hội thoát thân là số không khi con vật mắc bẫy. Đôi khi, các loại hoa quả chín mọng, trứng kiến của là thức ăn ưa thích của loài động vật nhỏ bé này.
Đối với chim nuôi lồng
Chim chích bông ở trong chuồng thì không cần phải tìm kiếm thức ăn. Chúng được người nuôi cung cấp thực phẩm mỗi ngày khi đói. Bạn có thể cho chim ăn các loại cám chim, hạt ngũ cốc xay nhỏ như kê, đậu phộng, thóc, lúa… được bày bán các cửa thân thuộc. Tuy vậy, sâu vẫn là món khoái khẩu nên hãy dành chút thời gian bắt cho chúng một vài con khi bạn rảnh nhé.
Kẻ thù của chim chích bông
Bất kể ở môi trường sống nào, chim cũng có những đối thủ không đội trời chung. Những con vật có thể là kẻ săn mồi hoặc dọa mẫn khiến nó sợ hãi. Khả năng ca hát, nhảy múa hay sinh sản theo đó sẽ bị ảnh hưởng. Sau đây là danh sách những kẻ thù mà chích bông “ngán ngẩm”:
Mèo
Con mèo là động vật xếp số 1 trong list các loài chích bông luôn tìm cách né tránh. Bởi đây là loài có bản tính săn bắt chim từ trong trứng. Chúng thường rình mò ở trên mái nhà, bụi cây rồi bất ngờ vồ chụp con vật nhỏ bé để ăn. Kỹ năng săn mồi của mèo rất nhanh và thiện nghệ, vì vậy chim chích bông rất khó thoát nạn nếu lỡ bị rơi vào tầm ngắm.
Rắn
Loài bò sát đặc biệt ưa thích món trứng và thịt chim. Ban ngày chúng ở trong hang sâu, ẩn mình tuyệt đối. Ban đêm, rắn mới ra ngoài để kiếm đồ ăn. Bản năng luồn lách leo trèo khiến loài biết bay cũng cảm thấy sợ hãi. Trường hợp bị rắn phá hoại đối với người nuôi chim không phải hiếm gặp. Bồ câu nuôi chuồng, chim hót treo trên lồng cao hay nuôi chim kiểu tập thể như Yến phụng cũng chẳng cái nào thoát được.
Kiến
Con vật nhỏ xíu này khi tập hợp bầy đàn trở thành nỗi khiếp sợ của chim chích bông. Kiến thường bu vào mình, chân, mắt, mỏ để cắn khiến chim tổn thương. Nếu vết thương sâu sẽ bị nổi mụn làm chích bông bị đau nhức trong nhiều ngày.
Một số điều thú vị có thể bạn chưa biết về chích bông
Nếu nuôi chim sâu bông, bạn sẽ thấy chúng có nhiều điều mới lạ mà ít người để ý:
- Vẻ ngoài chim tuy nhỏ bé nhưng chúng lại rất nhanh nhẹn, chạy nhảy và bay linh hoạt.
- Tiếng hót hay vang vọng, chúng có thể ca liên tục trong nhiều giờ mà không mỏi mệt.
- Một số con mang song tính: vừa là chim mái, vừa là chim trống. Chúng sẽ có 2 viền lông ngực rất đậm giống chim sâu đực. Đồng thời, phần đuôi lại ngắn mềm không khác gì sâu cái.
- Mùa sinh sản của loài vật này nhiều nhất là vào mùa xuân, sang đầu hè. Chúng sẽ kết thành 1 cặp để cùng nhau là tổ, ấp trứng luân phiên trong 10 -12 ngày. Số lượng trứng ít, chỉ từ 1 – 4 quả.
- Tổ của chích bông cũng khá đặc biệt. Nó thường mổ thủng các phần rìa của lá to rồi dùng tơ nhện để khâu lại làm viền. Bên trong tổ được làm từ cỏ, kiểu dáng như một chiếc nôi.
Kết luận
Đến đây, bạn đọc đã có thể nắm được những thông tin đầy đủ nhất về chim chích bông. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp một số thông tin thú vị khác liên quan đến loài chim này. Loại động vật tuy hình dáng nhỏ bé nhưng lại rất có ích đối với con người. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đừng quên ủng hộ những bài viết khác của thegioichim.com nữa nhé.