Chim chích chòe hiện nay đang là một loài vật được những người yêu chim ưa chuộng, họ chăm sóc chúng như những con vật nuôi trong nhà. Nhưng cũng không phải dễ để có thể nuôi được một chú chim đem lại tiếng hót trầm bổng như vậy. Tất cả đều có kỹ năng riêng của nó nếu muốn biết các bạn hãy đọc bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin.
Những đặc điểm nổi trội của chim chích chòe
Chim chích chòe thường hay phân bố chủ yếu ở những vùng nhiệt đới thuộc Nam của Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng thường hay xuất hiện ở vùng Nam và Tây Nam Bộ. Ở miền Bắc, chúng thường hay xuất hiện vào những ngày mùa xuân, hè khi đó khí hậu ấm áp. Còn khi đông về, chúng sẽ đi di cư về phía Nam tránh rét.
Hình dáng ngoại hình bên ngoài của chim
Chim chích chòe là loài chim khá nhỏ với chiều dài từ đỉnh đầu đến đuôi chỉ khoảng 19cm. Chúng có vẻ ngoài giống với những chú chích chòe Châu u nhưng nhỏ và dài hơn. Chích chòe trống và mái có ngoại hình hoàn toàn khác nhau. Con trống thì trên lưng có phần lông màu đen, còn phần đầu và cổ ngoài đến vai thì có một mảng trắng.
Các phần phía dưới và đuôi dài có màu trắng. Khác với màu đen của chim trống chim mái sẽ có khoảng lông màu xám đen và xám trắng. Với chú chim non, chúng sẽ có mảng màu nâu xếp lại trông như vảy trên lưng và trên đầu. Ngoài những chú chim có lông màu đen – trắng, xám- trắng thỉnh thoảng cũng có những chú chích chòe mang bộ lông chỉ một màu trắng hoặc màu đen tuyền. Tuy nhiên, những chú chim như vậy hiếm gặp và rất đắt tiền.
Tính cách của chú chim chích chòe
Chim chích chòe có trong tự nhiên là loài chim hiền lành và có ích cho nhà nông. Chúng ăn các loại sâu bọ gây hại cho mùa màng mà không hề làm hại đến nông sản. Với những chú chim nuôi, khi được bắt nuôi từ lúc nhỏ, chúng khá mạnh dạn và giọng hót cũng bay bổng hơn.
Chim chòe cũng có một đặc điểm vô cùng thú vị của tính cách, chính là chúng không bao giờ đậu những cành cây thấp. Bao giờ chú chim này cũng chọn những cành cao nhất trên cây đậu lại trong khoảng thời gian dài để phô diễn tiếng hót.
Tập tính sinh nở của chim chích chòe
Vào sinh sản của giống chim này là vào ngày cuối xuân, đầu mùa hạ ấm áp. Vào tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm, chim sẽ bước vào mùa sinh sản và đến tháng 9, tháng 10 thì sẽ mùa kết thúc. Chích chòe là loài chim thích được sống đơn độc. Chúng tản mác mỗi con mỗi phương và khi đến mùa sinh sản chúng mới bắt đầu tìm bạn tình kết đôi.
Từng đôi chim trống mái khỏe nhất, mập mạp, bắt cặp cùng với nhau rồi đi tìm nơi vắng vẻ làm tổ. Một cặp chim như thế có thể đẻ 2 – 4 lứa trong mỗi một mùa sinh sản. Những cặp nào đẻ sớm thì ngưng sớm, đẻ muộn hơn phải đến những ngày của tháng 10 mới kết thúc sinh sản.
Mỗi lứa chích chòe đẻ cho 3 – 6 quả trứng và trứng ấp trong khoảng 16 ngày sẽ nở thành chim con. Trong tuần đầu đẻ, chim mẹ chỉ nằm yên trong tổ ấp con, chim bố có nhiệm vụ kiếm mồi và tiếp tế cho chim mẹ, chim con. Chim mẹ nhận mồi từ chim bố rồi mớm cho đàn chim con.
Nơi trú ngụ của chú chim chích chòe
Chim chích chòe còn có tên khoa học là COPSYCHUS SAULARIS. Tại Việt Nam giống chim này phân bổ rải rác từ Bắc tới Nam. Điều kiện thời tiết lý tưởng để trưởng thành và phát triển là khí hậu ôn đới. Khi gặp thời tiết lạnh chúng thường di cư đến những khu vực có thời tiết ấm hơn để ngủ đông, khi hết lạnh chúng quay trở lại khu vực sinh sống ban đầu.
Chính vì vậy nên chỉ có thể nhìn thấy những chú chim chích chòe xuất hiện ở Miền Bắc vào mùa Thu hoặc Xuân. Vốn là giống chim rừng nhưng chích chòe lại tương đối mạnh bạo, chúng thích sống ở những nơi gần người.
Thức ăn chính của chú chim chích chòe
Những chú chim chích chòe được nuôi và những chú chim sống ở ngoài tự nhiên ăn những loại thức ăn khác nhau. Cách thức ăn cũng một phần dựa vào môi trường sống của chúng và chủ nhân nuôi nó.
Thức ăn tươi ngoài tự nhiên
Đầu tiên là bạn nên chú ý thức ăn cho chim chích chòe, là một loài chim có đặc thù sống ở rừng nên việc bạn cho ăn hoa quả và côn trùng là điều rất cần thiết. Vì vậy hãy bổ sung thức ăn tươi và hoa quả cho nó. Là một loài háu ăn chỉ cần thức ăn không bị mốc hoặc hư hỏng thì chích chòe đều có thể ăn được.
Thức ăn tươi bạn có thể cho chích chòe ăn kiến, cào cào, châu chấu và một số loại côn trùng khác. Còn với hoa quả chín bạn có thể cho chích chòe ăn như chuối, cam, cà chua chín,… Chích chòe ăn rất khỏe, nó có thể ăn 50 đến 60 con cào cào, có con có thể ăn 70, 80 con cào cào.
Tuy ăn nhiều hoa quả hay thức ăn tươi nhưng không phải là tất cả. Bạn cần cho chích chòe ăn thêm cám bổ sung dinh dưỡng và chất khoáng cho chích chòe. Việc bổ sung thêm cám cho chích chòe giúp nó có một bộ lông đẹp cũng như giữ tiếng hót cho bản thân nó.
Thức ăn khô mua ngoài
Bạn có thể tự mua sâu rang khô làm cám cho chim chích chòe. Theo tỷ lệ 30 đến 50% thì hãy trộn sâu rang khô với trứng và đậu phộng. Nếu bạn bận việc hoặc ngại làm thì có thể mua cám dành riêng cho chích chòe có sẵn ở cửa tiệm bán thức ăn cho thú cưng.
Khi những chú chích chòe than bắt đầu hót thì đó là lúc chim đã căng hơi. Và khi mà bạn nghe thấy âm thanh này rõ hơn thì cũng là lúc chú chích chòe than đã sẵn sàng để hót. Lúc này bạn cần phải bổ sung thêm cám và sâu để bổ sung thêm chất dinh dưỡng và giữ hơi.
Khi bạn cho chim ăn sâu thì chúng sẽ căng hơi hơn rất nhiều. Nhưng những lúc như vậy chim có xu hướng là đá chân nhiều hơn là hót. Vì vậy bạn nên cho chích chòe ăn đậu và cám thay vì ăn sâu. Muốn thân thiết với chim thì những lúc này bạn có thể cho nó đậu vào tay để chúng mổ hoặc đậu lên trên bàn tay.
Tiếng hót của chú chim chích chòe mang lại
Chim chích chòe có giọng hót thánh thót, nhẹ nhàng mà trẩm bổng, mê hoặc lòng người. Chúng thường chọn những nơi yên ắng hoặc không gian yên tĩnh để hót. Đặc biệt, trong mùa sinh sản, con trống thường hót khoảng thời gian từ 12 – 13 giờ hoặc 23 giờ để gọi mái.
Chim chích chòe có thể biến hóa giọng hót của mình như người nhạc công. Nó có thể điều chỉnh giọng hót lúc khoan thai, lúc trầm, lúc bổng có khi có vẻ rất gấp gáp. Cũng chính vì khả năng đặc biệt này mà chích chòe khiến cho người nuôi nó nghe hoài không thấy chán.
Không dừng lại chích chòe còn có khả năng thiên phú khác đó là bắt chước giọng của loài chim khác. Vì vậy ngoài chế độ chăm sóc thì bạn cho nó nghe thêm tiếng các nhạc cụ như sáo, đàn,… việc này giúp nó có tiếng hót hay và đặc biệt là nó có thể tạo ra tiếng hót khác nhau.
Đối với chú chích chòe mới tập hót để kích thích nó hót nhiều hơn bạn có thể treo lồng của nó cạnh chú chim mái đã biết hót từ lâu. Khi thấy chú chim mái bên cạnh đặc biệt là đối với chú chim trống nó sẽ hót theo và hót rất hăng.
Nếu bạn dành nhiều thời gian để chăm sóc cũng như huấn luyện chú chích chòe của bạn sẽ rất đẹp, giọng hót quyến rũ và phong phú. Vì vậy, bỏ ra chút ít thời gian của mình để chăm sóc chích chòe một cách kỹ lưỡng.
Cách thuần chủng một chú chim chích chòe
Để có thể chăm sóc được chú chim cảnh với giọng hót hay cùng bước đá mạnh mẽ nhất, bạn cần chăm chút chim của mình một cách cẩn thận, tỉ mẩn. Như vậy thì mới đem lại những kết quả tốt nhất.
Lồng nuôi chim thích hợp cho chim
Vì chim chích chòe thân nhỏ nên bạn không cần những loại lồng nuôi quá rộng. Lồng chỉ cần đường kính đáy khoảng 30cm là phù hợp. Cần giữ cho lồng được sạch sẽ, cần căn để đổ vào lượng thức ăn vừa phải, tránh hiện tượng thức ăn hư mốc, gây ảnh hưởng tới chất lượng chim. Cách một ngày bạn dọn vệ sinh một lần: dọn phân chim, rửa máng thức ăn, khay nước uống… để đảm bảo môi trường sống tốt cho chú chích chòe của bạn.
Cung cấp đầy đủ thức ăn cho chích chòe
Bạn có thể cho chim ăn loại thức ăn khác nhau như: cám, ngô, chuối chín, cào cào, sâu, châu chấu, nhưng cần đảm bảo đó là những thực phẩm tươi mới. Cần cung cấp đầy đủ thức ăn trong ngày cho chú chích chòe. Nó cũng rất thích ăn trứng kiến, dế, cào cào…
Bạn có thể trộn loại này với bột đậu phộng trộn cùng trứng để chim mau lớn. Một con chim trưởng thành có thể ăn 50 con cào cào mỗi ngày và sẽ không có thể sống được nếu bị thiếu loại thức ăn. Vì vậy, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho chim.
Tắm cho chích chòe đúng cách
Chích chòe cần được tắm nắng và tắm nước cho hợp lý. Nếu tắm với nước quá lâu hoặc tắm với nắng quá ít, chú chim của bạn dần yếu đi và trở nên ủ rũ. Khi tắm với nước, cần tắm cho chim khoảng thời gian từ 10 – 12 giờ sáng và tắm trong khu vực râm mát. Chích chòe không thích tắm nước nhưng khi chim đã trưởng thành, bạn cần tập cho chúng thói quen tắm. Cứ cách một ngày, chúng cần tắm nước một lần.
Bên cạnh việc tắm thì tắm nắng là việc vô cùng quan trọng. Tắm nắng giúp chim của bạn hấp thụ thêm nhiều vitamin D giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, ánh nắng sẽ giúp tiêu diệt những loài bọ, vi khuẩn bám bên trong lông chim, giữ cho chim một sức khỏe ổn định.
Kết luận
Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy được những đặc điểm cơ bản nhất về chim chích chòe. Với những ai đang có ý định nuôi thì hãy tìm hiểu các thông tin cơ bản về cách nuôi để có thể chăm sóc được một chú chim khỏe mạnh có tiếng hót véo von.