Loài chim chích sở hữu giọng hót nhẹ nhàng, khá bắt tai. Do đó, nhiều người hiện nay chọn loại chim này để nuôi làm cảnh trong gia đình. Vậy bạn đã hiểu rõ về đặc điểm, cách nuôi chim chích như thế nào chưa? Cùng tìm kiếm lời giải đáp cụ thể cho mình qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Đôi nét về loài chim chích
Trước đây, loài chích có xuất xứ và nguồn gốc ở quần đảo Nam Dương, tập trung chủ yếu trong rừng. Hiện nay, địa bàn sinh sống của chúng đã được mở rộng ra toàn Đông Nam Á. Chim chích thường sống ở những khu vực khí hậu ấm áp nên hợp với vùng Nam Bộ nước ta hơn.
Dưới đây là một số đặc điểm chung của loài chim này bạn cần biết:
- Chim sống trong môi trường tự nhiên sẽ thay lông theo điều kiện môi trường.
- Đôi chân vững chắc, khỏe mạnh giúp chúng di chuyển trên các ngọn cây khá linh hoạt. Kích thước của chim chích khoảng 15 – 19cm tính cả đuôi.
- Chim sở hữu mỏ nhọn và dài, đôi mắt đen tròn đầy tinh tường.
- Bộ lông chiếm 20% protein cơ thể. Do đó, trong quá trình thay lông chim cần được cung cấp protein. Khi thay lông, lông mới sẽ mọc ra, đẩy lông cũ ra ngoài.
- Giọng hát véo von, thánh thót, rất dễ nghe, nhẹ nhàng. Chim chích thường chọn những nơi yên tĩnh hoặc thời điểm yên vắng để hót.
- Màu lông: Nâu sẫm, đen hoặc trắng.
Tìm hiểu lối sống chim chích
Loài chim này có cách làm tổ khá độc đáo, thường ở các mô đất thấp, hốc đá hoặc bụi cỏ có sẵn. Những ổ đá được lót rêu tảo, cỏ hoặc lông động vật khác. Vào mùa sinh sản, chim chích sẽ bắt đầu từ mùa xuân tới mùa hè. Cụ thể khoảng từ tháng 1 – 6, đỉnh điểm là tầm tháng 3 – 5. Khi chuẩn bị sinh sản, con mái chuyển lông sang màu nâu sẫm. Từng mảng màu trắng trên thân chuyển sang màu đỏ rõ rệt.
Mỗi lần sinh sản, chim mái đẻ từ 2 – 5 quả trứng hoặc từ 5 – 8 quả. Sau khi đẻ xong, chim mái sẽ đi kiếm mồi. Trứng có màu trắng hồng, xanh nhạt hoặc chấm nâu, kích thước khoảng 1.1 – 1.5mm, hình bầu dục. Trứng nở sau khoảng 2 tuần và chim chích con chuyển màu như chim mẹ sau 30 ngày. Các vết lốm đốm nâu ở ngực bắt đầu xuất hiện, sau 3 tháng trưởng thành và tự đi kiếm mồi.
Chim chích có phải chim sâu không?
Có thể bạn chưa biết, chim sâu chính là chích bông, một trong những loại thuộc họ chim chích khá phổ biến hiện nay. Chim sâu thường xuất hiện nhiều vào các vụ lúa chín, có ích đối với nông nghiệp. Lý do là vì nguồn thức ăn chính của chúng đó là sâu. Đây cũng là loài chim cảnh nuôi khá phổ biến ngày nay.
Xét về vẻ ngoài, chim sâu mái và trống khá giống nhau. Do đó, người chưa có nhiều nghiệm chơi và nuôi chim cảnh sẽ phân biệt giới tính chim khá khó khăn. Nhất là trong giai đoạn chuyển, bộ lông của chim sâu đang được hoàn thiện. Sau đây là một vài điểm nhận diện bạn có thể dựa vào để phân biệt:
- Chim sâu trống có hai sợi lông đuôi dài hơn lông tại các vị trí khác, gọi là đuôi lau. Khi đó chim mái không sở hữu đặc điểm này.
- Viền lông trước ngực: Ở chim trống màu đen đậm hơn. Ngược lại, viền lông của chim sâu mái sẽ nhạt hơn.
Chim chích trống khi hót thường tạo dáng nhằm gây chú ý đối với chim mái. Chúng hay xòe đuôi múa cánh hoặc vừa hót vừa nhảy khá đặc biệt.
Nuôi chim chích mang lại lợi ích gì?
Trên đời này có nhiều thú tiêu khiển để bạn chọn lựa, nhưng bình tâm mà xét thì phần nào đó sẽ mang đến mặt hại đối với ta. Một trong những thú tiêu khiển bổ ích, ít tốn kém và phù hợp với nhiều đối tượng đó là nuôi chim chích.
Lợi ích khi nuôi chim chích
Từ xưa đến nay, nuôi chim đã trở thành thú vui khá tao nhã, thích hợp với mọi lứa tuổi cả trẻ lẫn già. Giá thành mua chim chích lại phải chăng, bạn hoàn toàn có thể tự đi bắt ở ngoài tự nhiên về để nuôi. Giọng hót thánh thót, véo von, nhẹ nhàng của chúng giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thư giãn hơn sau ngày dài stress.
Loài chim này thường hót vào thời điểm yên ắng từ 12h – 13h trưa và sau 23 giờ đêm. Sở dĩ vào thời điểm yên tĩnh này, chim trống dễ thể hiện cảm xúc với các con mái hơn. Chưa kể nếu hót cùng giờ với những loài khác, giọng hót của chúng dễ bị lấn át.
Những kỹ thuật nuôi chim chích cần biết
Nếu là chuyên gia về chim cảnh, bạn đã biết kỹ thuật nuôi chim là yếu tố rất quan trọng. Dù là người chơi lâu hoặc mới nuôi, chắc chắn sẽ gặp lúng túng khi chăm sóc chim chích. Để quá trình nuôi và chăm sóc chim thuận lợi hơn, bạn cần chú ý những điều dưới đây:
Cách chọn giống chim chích tốt
Bạn nên chọn những chú chim không bị dị tật, to khỏe. Mí mắt trên đưa ra ngoài, đầu hình elip và to, có hốc mắt sâu. Sau khi chọn cho mình chú chim ưng ý, hãy để chúng sống trong lồng. Mỗi ngày bạn cho chim chích ăn cám trứng hoặc sâu quy để quen dần.
Trong giai đoạn chim chưa trổ đuôi và lau mép còn vàng, bạn cần để vào lồng thêm những chú chim mái khác nhằm kích lửa. Khi chim mọc hai sợi đuôi lâu, bạn bắt đầu mang ra rừng dợt, treo chim mái bên cạnh. Đến giai đoạn chim đã dữ và dạn hơn không cần treo gần chim mái nữa.
Chuẩn bị lồng nuôi chim chích
Bạn nên nuôi chim trong lồng tre với chiều cao và khoảng cách nan vừa phải. Phía trong lồng bố trí một khay chứa thức ăn (cám hoặc trứng kiến), một khay đựng nước và một khay đựng sâu khô.
Lưu ý rằng trong lồng chim cần bổ sung nước uống và thức ăn thường xuyên để tránh trường hợp chim lả đi vì đói. Bên cạnh đó, bạn cũng cần vệ sinh khay đựng thức ăn, lồng thường xuyên, thay nước khi cần thiết.
Cách chăm chim chích phát triển tốt
Đối với trường hợp mới nuôi chim con, bạn cần dành thời gian đút cho chúng ăn. Ở giai đoạn này, nguồn thức ăn tốt nhất chính là cào cào. Còn với những chú chim mới bẫy được, bạn nên trùm khăn hoặc áo lên lồng, chỉ để hé khe nhỏ. Hãy duy trì trạng thái này trong 2 ngày để chim thích nghi điều kiện nuôi nhốt. Lúc này chim chích khá nhát người, bạn nên mở khăn hoặc áo che từ từ để chúng quen dần.
Trong thời gian nuôi nhốt chim, bạn phải đảm bảo cung cấp nước uống và thức ăn đầy đủ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến vị trí đặt lồng chim, che đậy lồng như thế nào. Do chim chích khá nhạy cảm, dễ bay loạn xạ khi cảm thấy sợ hãi. Ở giai đoạn mới nuôi, tốt nhất bạn nên che lồng chim chỉ để lộ cửa thay nước và thức ăn mỗi ngày.
Ngoài ra, phía trong lồng bạn bố trí thêm rơm rạ và chiếc rổ nhỏ giúp chim làm tổ, đẻ trứng thuận tiện hơn. Vị trí đặt lồng chim lý tưởng nhất đó là ở nơi khuất gió, xung quanh có cây cối. Để chim không nhát người, bạn nên tiếp xúc với chim chích thường xuyên.
Thức ăn nuôi chim
Chim chích rất thích ăn sâu quy, sâu bọ, nhện, cào cào non, quả mọng… Trong điều kiện nuôi nhốt, bạn có thể cho chim ăn cám chuyên dụng hoặc trứng kiến. Cung cấp đủ nguồn thức ăn cần thiết giúp chúng phát triển tốt, sinh sản ổn định, tránh bệnh tật.
Biện pháp phòng bệnh cho chim chích
Chim nhốt trong lồng bị hạn chế vận động nên phần nào đó hạn chế phát triển, linh hoạt như chim tự nhiên. Những loại bệnh chim hay mắc phải nếu chăm sóc không cẩn thận như sau:
- Bệnh đau mắt: Bạn mua thuốc trị đau mắt về nhỏ ngày hai lần. Sau vài ngày chim chích sẽ hết bị đau mắt.
- Bệnh tiêu chảy: Có thể do chim ăn nhiều thực phẩm tươi sống, nhất là con tép đồng. Khi chim bị tiêu chảy, bạn nên dừng việc cho chúng ăn đồ sống. Đồng thời mua thuốc trị tiêu chảy và uống theo hướng dẫn.
- Bệnh ký sinh trùng: Nếu ký sinh trùng làm phiền đến chim, bạn hãy sử dụng xịt thuốc rận chó. Tuyệt đối không xịt thuốc lên miệng, mũi, mắt của chúng. Bên cạnh đó, mỗi ngày pha nước muối loãng tắm cho chim, không pha quá đặc dễ khiến lông chim bị hỏng.
- Bệnh hô hấp: Vào thời điểm giao mùa, chim dễ gặp biểu hiện như chảy nước mũi, ho… Nếu chỉ là cảm cúm thông thường, hãy giã nhuyễn vài tép tỏi rồi ngâm nước ấm 30 phút. Sau đó bạn dùng nước này để chim uống.
Lưu ý: Với những chú chim bị bệnh cần tách khỏi đàn tránh lây lan sang con khác. Nếu cần chăm sóc, bạn nên đeo bao tay và khẩu trang y tế khi tiếp xúc. Đặc biệt khi thấy tình trạng chim trở nặng cần đưa đến bác sĩ.
Một số hiểu nhầm về chim chích
Một số người hiện nay vẫn thường nghĩ rằng chim chích chỉ là tên gọi của một loại chim. Thực tế, đây là tên gọi của nhóm chim gồm nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại chích bạn sẽ gặp trong cuộc sống:
- Chích chòe lửa: Thường sống ở khu vực Ấn Độ, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Thân hình nhỏ con, đuôi dài, dáng thanh mảnh. Loài chim ít được quan tâm do sự nhút nhát và giọng hát của chúng.
- Chích chòe than: Dạng chim sẻ nhỏ, cư trú tại các vùng nhiệt đới thuộc miền nam Châu Á. Chích chòe than có bụng màu trắng, thân hình đen, đôi chân đen và đuôi dài trắng tuyệt đẹp.
- Chích chòe đất: Chủ yếu sống ở bờ ruộng, đồng cỏ, ven rừng. Đôi chân của chúng khá cao, vạch trắng hai cánh rõ ràng, thân mình thon nhỏ, đuôi rộng, linh hoạt. Tiếng hót của chích chòe đất khiến nhiều người say mê.
- Chim chích bông: Cơ thể mập mạp, chân ngắn, đuôi và cổ cũng ngắn. Đôi ngắn tròn xoe, mỏ ngắn, lưỡi dài, kèm theo đó là bộ lông bóng mượt, dày, không xoăn, xỉn màu với sắc xanh lá đặc trưng.
Kết luận
Đời sống càng tiến bộ và văn minh, người ta càng phải bận rộn bon chen với cuộc sống. Dù vậy, chúng ta vẫn cần những phút nghỉ ngơi, xoa dịu phần nào đó tâm trí căng thẳng. Nếu bạn yêu thích chim có thể chọn một vài con chim chích về nuôi hót cho vui cửa vui nhà.