Chim cu gáy là một loài chim phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là các loại chim cu gáy Pháp. Với giá cả vừa phải, nuôi chim cu gáy Pháp, Nhật đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên các nuôi chim cu gáy sinh sản thì không phải ai cũng biết.
Tổng quan về chim cú gáy Pháp
Chim cu gáy có tên khoa học là Streptopelia chinensis tigrina. Chúng có nhiều đặc điểm giống với bồ câu. Dáng chim cú gáy thon gọn và có đuôi dài hơn bồ câu. Loài này có nguồn gốc chính là trên tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á. Ngoài tự nhiên chúng phân bố trên toàn thế giới.
Chim cú gáy Pháp là loài chim cu gáy sống tại Pháp. Hai loài này nhìn chung có nhiều đặc điểm giống nhau. Chim cu gáy rất dễ thuần, thích hợp với khí hậu Việt Nam.
Chim cu gáy Nhật hay còn gọi là vú nuôi. Chúng có cánh màu nâu, lông màu trắng sữa. Trên cổ chim cu gáy Nhật có một vành khuyên màu đen. Trong khi đó chim cu gáy Pháp thì toàn thân trắng tinh.
Tuy khác nhau về tên gọi và màu sắc lông nhưng về kích cỡ và đặc tính sinh sản lại giống nhau. Do đó trong chăn nuôi có thể nuôi phối hợp hai loại chim này với nhau. Cũng vì lẽ đó mà thông thường chim cu gáy Nhật thường đi chung với chim cu gáy Pháp.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Nuôi chim cu gáy sinh sản cần biết những kiến thức gì?
- Thức ăn cho chim cu gáy theo từng thời kỳ phát triển
- Cách nuôi chim cu gáy non như thế nào cho hiệu quả nhất?
Cách phân biệt chim cu gáy đực và cái
Phân biệt được chim cu gáy đực và chim cu gáy cái là một điều rất cần thiết trong việc nuôi chim cu gáy sinh sản đặc biệt là lúc ghép đôi chim cu gáy.
Đặc điểm chung của chim cu gáy đực là hình dáng chúng sẽ to hơn chim cu gáy mái. Đầu chim đực cũng sẽ to hơn và có mỏ ngắn hơn chim cu gáy mái. Mỏ chim mái sẽ dài và thon gọn hơn chim trống.
Trong điều kiện thường thì chim trống khi trưởng thành sẽ có tiếng gù. Đây là một đặc tính của chim giúp chúng thu hút con mái để tiến hành giao phối và sinh sản. Ngoài ra chim cu gáy Pháp đực sẽ có đuôi hơi cụp xuống trong khi chim cái sẽ có đuôi hơi vểnh lên.
Một đặc điểm nữa để phân biệt chim cu gáy đực và chim cu gáy cái đó là háng. Khi vuốt từ ngực tới háng thì chim cu gáy đực sẽ có háng hẹp hơn chim cu gáy cái.
Nhiệt độ nuôi chim cu gáy Pháp
Chim cu gáy là loại chim cu gáy có khả năng chịu nhiệt tốt. Nhiệt độ lên tới 40 oC cũng không ảnh hưởng nhiều tới khả năng sinh trưởng cũng như sinh sản của chim cu gáy.
Tuy nhiên mặc dù chim cu gáy Pháp là các nước có khí hậu tương đối lạnh, chim cu gáy lại chịu lạnh khá kém. Khi nhiệt độ xuống dưới 20 oC chim cu gáy thường dễ bị lạnh và thường kém phát triển. Thậm chí chúng có thể chết khi nhiệt độ quá thấp.
Cũng vì lẽ đó mà nuôi chim cu gáy ở nước ta phổ biến nhiều hơn ở các tỉnh miền Tây sông nước như An Giang, Hậu Giang, … Ở các tỉnh miền Bắc thường có mùa đông lạnh nên việc nuôi chim cu gáy gặp tương đối nhiều khó khăn.
Một trong những cách đơn giản giúp chim cu gáy giữ ẩm khi nhiệt độ xuống dưới 20 oC là pha nước muối cho chim uống. Thông thường, người nuôi chim cu gáy thường pha nước theo tỉ lệ 1 g muối với 1 lít nước.
Chăm sóc chim cu gáy non
Có thể bạn quan tâm:
- Chim cút – Loài chim dễ nuôi, đem lại nhiều giá trị kinh tế
- Tìm hiểu chim trĩ – Loài chim giúp làm giàu nhanh chóng
Chim cu gáy non rất nhạy cảm với điều kiện nhiệt độ. Hãy luôn đảm bảo nhiệt độ lồng nuôi trên 20 oC. Khi nhiệt độ xuống dưới 10 oC thì chim non rất dễ chết. Nếu trong trường hợp chim cu gáy bố mẹ chết hoặc không có khả năng nuôi thì bạn cần giúp đỡ chim cu gáy con.
Chim non lúc đầu sẽ chưa thể tự mở miệng. Bạn nên chọn các loại cám sẵn dành cho chim non. Tiến hành pha với nước thành hỗn hợp lỏng sau đó dùng bơm kim tiêm để cho chim ăn.
Mỗi lần cho ăn từng ít một và cho ăn nhiều lần trong ngày. Khi chim lớn hơn thì có thể chuyển dần cho chúng ăn các loại hạt nhỏ.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm của chim cu gáy Pháp, mong rằng thông qua nội dung bạn đã hiểu thêm về loài chim này và biết được những đặc tính của chim trong quá trình nuôi nhé.