Chim gõ kiến được tìm thấy lần đầu tiên ở những năm 1830 bởi một nhà động vật học có tên Leach. Và cho đến hiện này, loài chim này đã được phân bố tại rất nhiều khu vực trên thế giới, ngoại trừ vùng Úc, Madagascar, New Zealand và loài này thường rất ít xuất hiện ở cũng vùng cực như đồi đá hay sa mạc.
Giới thiệu về chim gõ kiến
Chim gõ kiến là loài chim thuộc họ gõ kiến. Họ này sẽ chứa khoảng 2000 loài và được xếp trong 30 chi. Tuy nhiên, một số loài của họ này đang dần bị đe doạ do việc mất môi trường sống hay là môi trường sống đang dần bị thu hẹp lại.
Nhiều người sẽ nghĩ về loài chim này là gõ vào thân cây như vậy để xua đuổi con mồi, để khiến con mồi phải chui ra hay là phá vỡ tổ của con mồi trong vỏ cây nhưng thật chất thì không như vậy.
Việc mà loài chim này gõ mỏ vào thân gỗ chính là để giao tiếp, tiếng cộng hưởng được phát ra từ thân gỗ cũng là một hình thức để giúp chúng đánh dấu được lãnh thổ hay là thu hút bạn tình. Cả chim mái và trống cũng đều gõ mỏ để gửi tín hiệu đến người bạn của mình.
Tuy nhiên ở một số trường hợp chim sẽ chọn một thân cây rỗng và mổ mạnh vào đó nhằm mục đích là xua đuổi kẻ thù, hay là đuổi kẻ săn mồi tiềm năng đang đe dọa chúng. Chúng cũng có thể đục lỗ trên thân cây để làm tổ.
Đặc điểm của chim gõ kiến
Loài chim này có một ngoại hình khác đặc biệt so với nhiều loài chim khác. Chúng có kích thước trung bình của một con chim trưởng thành sẽ dài từ 7 đến 50cm và tuỳ từng loài thì cân nặng sẽ từ 7 đến 360gam.
Loài chim này sở hữu một cái mỏ thẳng, dài và nhọn, chúng có chân khoẻ, có móng vuốt để giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn trên thân cây thẳng đứng. Và đặc biệt lông của loài chim này rất cứng nhằm giữ vững cơ thể khi chúng đậu trên một cây thẳng đứng.
Và bên cạnh đó, tuỳ theo từng loài mà màu lông của chúng có sự khác nhau và lông thường sẽ màu đen, nâu hoặc sọc rằn,… Hơn nữa lông đầu của chúng sẽ thường nổi bật, có thể là sự kết hợp của màu trắng và màu đỏ, màu xanh hoặc nhiều màu nổi bật khác nữa.
Loài chim này sẽ có thể gõ mỏi của chúng vào bề mặt cứng trong khoảng 20 lần/ giây và một lực gấp hơn 1200 lần so với trọng lực mà không hề bất kì một chấn thương nào. Vận tốc gõ của chúng có thể lên tới 24km/h.
Thói quen săn bắt độc lạ của loài gõ kiến
Đây là một loài gõ kiến nên chúng ăn khá nhiều kiến và cả những con ấu trùng của nhiều loài công trùng khác. Gõ kiến thường ngày sẽ thường nhảy dọc trên thân cây để có thể săn mồi hay là bắt côn trùng làm bữa ăn.
Loài gõ kiến này sẽ dùng lười của chúng xuyên vào các lỗ nhỏ ở gỗ mục để kéo các con sâu ra ngoài. Lười của loài này rất dài nên khi thụt vào phần gốc lười phải vòng lên đầu sau đó ôm lấy sọ của chúng và thậm chí nhiều con gõ kiến còn phải xuyên lười xuyên qua hốc mũi và vào cả mỏ trên của chúng.
Chim gõ kiến thường sống ở những đâu?
Chim gõ kiến sẽ thường phân bố hầu hết các khu vực trên thế giới, chủ yếu ở những khu vực có rừng rậm, nhiều cây và nhiều khi sẽ thấy chúng sinh sống tại các đồi núi hay hoang mạc. Tại sa mạc thì loài chim này sẽ thường lựa chọn sống trong hốc các cây xương rồng lớn để có thể trú ngụ, tránh nóng vô cùng hiệu quả
Và với cấu tạo đặc biệt của ngón chân hay bàn chân của chúng là hai ngón chân hướng về phía trước và hai ngón hướng về phía sau. Với đặc điểm này chúng thể bám chật vào hầu hết các thân cây mà không bị rơi xuống.
Chim gõ kiến sẽ ăn những gì?
Cũng giống như hầu hết các loài chim khác hiện này thì chim gõ kiến cũng ăn các loại côn trùng và những loại sâu, bướm, ấu trùng, bọ cánh cứng, nhện, sâu, kiến, trứng kiến và các động vật không có xương sống mà sống dưới các lớp vỏ cây hay bên trong của thân cây.
Ngoài ra, chúng cũng có thể ăn thêm các loại như trứng chim, chim yến, các loại động vật gặm nhấm, thằn lằn và cả những loại trái cây, thậm chí còn có thể ăn nhựa cây,… Chính vì thế nên nguồn thức ăn của loài chim này cũng hoàn toàn tự nhiên và rất đa dạng, đặc biệt là trong những khu rừng rậm và có nhiều cây cối.
Quá trình để tìm kiếm thức ăn của loài này thì cũng rất hiệu quả. Bởi ban đầu chúng sẽ lắng nghe các tiếng động có xuất hiện trong thân cây và sau đó chúng có thể xác định được vị trí của con mồi. Tiếp đến chúng sẽ sử dụng chiếc mỏ nhọn của mình để có thể bắt con mồi. Chúng sẽ dùng mỏ đục một lỗ trên thân cây và dùng lưỡi dài để thò vào và bắt con mồi.
Chim gõ kiến có hại hay có lợi cho cây?
Chim gõ kiến thực chất được mọi người gọi là một bác sĩ rừng xanh bởi chúng có thể kiếm tìm xem cây có sâu bên trong hay không và đồng thời có thể tiêu diệt sâu hại.
Khả năng này của loài chim này thì sẽ dựa vào hoàn toàn chiếc mỏ không chỉ nhọn mà còn thẳng và rất khoẻ của nó. Loài chim này sẽ vừa leo trèo và vừa liên tục dùng mỏ để gõ vào thân cây, thông qua tiếng gõ đó mà chúng có thể phán đoán được trong cây có sâu hay không.
Tuy nhiên để diệt được sâu thì chim gõ kiến sẽ phải dùng đến chân và đuôi. Khi di chuyển các chân của chúng có tác dụng như một vị trí cột trụ, còn chân tuy ngắn nhưng rất khoẻ và di chuyển nhanh. Từ đó mà chim có thể tìm kiếm sâu và tiêu diệt chúng.
Lưỡi cũng là một bộ phận rất đặc biệt với độ dài có thể thò ra ngoài mỏ lên đến 14cm và cộng thêm độ mềm, lười của chúng cũng có gai ngược giống như một chiếc móc câu nên cho dù sâu có ẩn nấp thế nào thì cũng không thể thoát khỏi lưỡi của loài chim này.
Một số điều thú vị về loài chim này
Trong khi các loài chim khác thì dũng cỏ và cành để làm tổ thì loài chim này sẽ dùng mỏ của chúng để đực thân cây trực tiếp và làm tổ, bắt côn trùng tại đó. Loài chim này ngoài khả năng bắt sâu siêu nhanh thì cũng có rất nhiều điều thú vị.
Chim gõ kiến nhưng không bị đau đầu
Với cơ bắp săn chắc và xương sọ cấu tạo kiểu bọt biển cùng với một mí mắt dày cộp đã luôn giữ cho bộ não của chúng được nguyên vẹn. Một bác sĩ khoa mắt đã cho rằng: “Từng chứng kiến nhiều bệnh nhân tai nạn và biết được hành động của loài gõ kiến thì tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi tại vì sao những chấn thương này không xảy ra với loài gõ kiến?”
Cùng với những cú gõ thẳng tắp như một cái mũi tên vào thân cây thì sẽ giúp tránh gây chấn động lên đầu và cơ thể của loài chim cũng được hình thành với những đặc điểm để có thể giảm thiểu tối đa những tác động.
Một phần nghìn giây trước khi có một cú gõ xảy ra, khối cơ dày đặc trong cổ chim đã co lại và phần mí mắt thì sẽ nhắm chặt lại. Sau đó, một phần lực đã được giải toả xuống cơ ở phần cổ và bảo vệ bộ sọ khỏi mọi cú gõ dù là mạnh hay nhẹ.
Phần xương thì sẽ phải chịu nén ở sọ nên cũng đã tạo nên một lớp đệm để bảo vệ đầu. Trong khi đó mí mắt chúng nhắm chặt sẽ có thể bảo vệ mắt chúng khỏi bất cứ mảnh gỗ nào bắn vào và giữ con ngươi của chúng được cố định.
Đuôi của loài chim này có gai nhọn
Chim gõ kiến với khả năng trèo cây và cơ thể dẻo dai như vậy nên rất dễ để thích ứng với cuộc sống trên thân cây. Đuôi của chúng có những chiếc gai nhọn để cắm vào thân cây. Khi loài chim này dùng móng chân bám chặt vào thân cây thì đuôi của nó sẽ đóng vai trò như một chiếc chân thứ ba, hỗ trợ hai chiếc chân kia để có thể bám chắc nhất vào thân cây.
Thông minh và khéo léo là đặc tính của chim gõ kiến
Với phần lớn loài chim này dũng mỏ để đục thân cây để có thể bắt côn trùng hay làm tổ nên những loài này thường ăn hạt sồi ở khu vực Bắc Mỹ và Trung Mỹ có những đặc tính khác nhau. Chúng sẽ đục hàng trăm lỗ nhỏ trên một cái thân cây để tích trữ được nhiều nhất các hạt sồi và sẽ đem ra sử dụng khi cần, đặc biệt là vào mùa đông với thời tiết giá lạnh chúng không thể đi săn mồi.
Loại chim gõ kiến đất
Giống như tên gọi của chúng, loài chim này sẽ thường kiếm ăn ở dưới đất thay vì ở trên cây như những loài gõ kiến thông thường. Chúng sẽ thường sống trên các vùng thảo nguyên ở Nam Phi, Swaziland hay là Lesotho.
Chim gõ kiến cũng có một bộ lông màu đất để có thể hoà lẫn với môi trường xung quanh chúng. Thức ăn chủ yếu của loài này sẽ thường là mối hoặc các loài côn trùng khác mà chúng sống dưới đất.
Loài gõ kiến có quan hệ cộng sinh với chim ruồi
Một số loài chim này sinh sống ở khu vực Bắc Mỹ thì thường có quan hệ mật thiết với loài chim ruồi. Bởi trong quá trình loài chim này đục cây để bắt côn trùng thì chim ruồi sẽ bay theo chúng để có thể hút được nhựa cây vừa chảy ra.
Và đổi lại thì chim ruồi cũng có nhiệm vụ riêng của chúng. Đó là chúng sẽ cua đuổi những con chim lớn hơn muốn cướp chỗ kiếm ăn của chim gõ kiến này. Chim ruồi thì sẽ thường hút mật hoa nhưng nguồn mật hoa sẽ rất han hiềm vào mùa đông nên chúng sẽ phải hút nhựa cây là thức ăn thay thế.
Chim gõ kiến bắt ruồi
Rất khác biệt với các loại chim gõ khác là thường đục thân cây để có thể bắt côn trùng thì cũng có một loài gõ kiến bắt ruồi được cho là sinh sống ở Mỹ. Chúng sẽ thường săn bắt những con côn trùng bay trên không như ruồi hay đậu trên thân cây. Vào những mùa thu hoặc mùa đông thì chúng sẽ thường ăn hạt sồi và các loại hạt khác và cũng sẽ đục thân cây để làm tổ như các loài gõ kiến khác.
Kết luận
Chim gõ kiến là một loài chim với một chiếc mỏ vô cùng đặc biệt với khả năng xuyên thủng rất nhiều thân cây gỗ với tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Hy vọng những thông tin ở bên trên có thể trang bị cho bạn thêm nhiều kiến thức về loài chim thú vị này.