Đối với những người đam mê và yêu thích việc chơi chim cảnh thì loài chim Họa Mi là loài chim luôn được yêu thích nhất. Với ngoại hình đẹp mắt và giọng hót trong veo tuyệt vời khiến nhiều người thích ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng để chăm sóc loài chim này phát triển tốt thì không phải là điều dễ dàng, hãy cùng tìm hiểu về loài chim này nhé.
Vẻ đẹp của loài chim Họa Mi
Có thể nói Hoạ mi là một loài chim cảnh đang được nuôi nhiều nhất và chúng xuất hiện hầu hết tại các gia đình chơi chim, yêu thích chim cảnh. Bởi chúng vừa hót hay, cuốn hút lại vừa sở hữu một ngoại hình đáng yêu.
Nguồn gốc chim Họa Mi
Loài Hoạ mi đã xuất hiện từ rất lâu đời và chúng vẫn còn tồn tại với số lượng lớn cho tới hiện nay. Loài chim này được tìm thấy rất phổ biến ở vùng Đông nam và miền Trung của Trung Quốc, Lào, miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy ở vùng Hawaii vào đầu của thế kỷ 20 và bây giờ chúng lại được tìm thấy nhiều ở những khu rừng tự nhiên và nhân tạo.
Loài chim Họa Mi thường sống và phát triển ở những vùng cây bụi, rừng mở, rừng thứ sinh, vườn và tại các công viên đông đúc ở độ cao hơn 1800m so với mực nước biển. Môi trường sống ưa thích của chúng là vùng núi cao, vùng cận nhiệt đới, nhiệt độ thấp và mát lạnh. Ở Việt Nam thì loài Hoạ mi phân bố phổ biến tại các tỉnh thành như Lai Châu, Móng Cái, Sơn La, Lạng Sơn…
Ngoại hình của chim Hoạ Mi
Ngoài việc sở hữu một giọng hót cuốn hút thì Hoạ mi còn có một thân hình khá thon gọn và cân đối. Dưới đây là những đặc điểm ngoại hình nổi bật của giống chim cảnh này.
- Thân hình cân đối, các bộ phận tương xứng với nhau, có đầu bằng, mỏ thẳng và sắc, lông đuôi thẳng và nhiều, chân dài với các móng sắc nhọn.
- Mắt được xem là đặc điểm nổi bật và riêng biệt nhất của loài chim Họa Mi và là đặc điểm nhận dạng được sự đánh giá cao từ hội người chơi chim giàu kinh nghiệm. Mắt của Hoạ mi khá tròn, nhỏ nhưng sáng và có độ sâu, không có lòng trắng thay mà vào đó là nền mắt với nhiều màu sắc khác nhau.
- Lông của Hoạ mi không quá nổi bật, màu mè nhưng chúng lại có sự thay đổi màu sắc phù hợp với từng vùng miền và khí hậu ở nơi chúng sinh sống. Như khi sống ở vùng núi cao, lạnh thì chim thường có màu nhạt như ánh bạc, còn Hoạ Mi sống ở vùng thấp và nóng hơn thì sẽ có màu ánh vàng… Ngoài ra còn có nhiều màu khác như màu vàng, đỏ hung…
Tập tính thú vị của chim Họa Mi
Trong môi trường tự nhiên thì chim Họa Mi thường sống riêng lẻ, chúng chỉ bắt cặp thành đôi khi vào mùa sinh sản và sau khi chim con trưởng thành thì cả hai lại tách nhau ra sống độc lập. Hoạ mi là loài chim có tính cạnh tranh lãnh thổ vô cùng gắt gao và chúng không hề thích sự xâm lăng của những kẻ lạ mặt.
Đặc biệt là đối với những chú Hoạ Mi đực, chúng sẽ sẵn sàng tấn công, chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ của mình. Ngoài ra, chúng có bản tính vô cùng hung hăng, hiếu thắng nên việc xung đột là điều vô cùng dễ xảy ra.
Cách bẫy chim khi bị xổng lồng cho người mới nuôi
Khi chú chim Họa Mi đã xổng thì chúng thường ở ngọn cây cao khoảng 1 buổi, lúc bấy giờ việc nên làm là treo mái để giữ lại chim khỏi phải đi xa .Tuyệt đối không làm chim sợ người như đuổi bắt hay ném đá……
Buổi trưa chim sẽ bay xuống đất kiếm mồi và tìm rãnh nước để uống và tắm. Lúc này bạn có thể bắt lại chúng.
Nếu vẫn chưa được thì sáng sớm hôm sau hãy bẫy sớm. Có nhiều cách bẫy chim:
- Dùng chim cái để bẫy chim đực bị xổng: Sử dụng một chiếc lồng sập buộc côn trùng vào đầu lẫy gây kích thích. Sử dụng thêm một chiếc lồng để nhốt, hãy rải nhiều cám ra sàn, có cả cào cào càng tốt. Lưu ý rằng nên xoay cửa lồng cần đóng về phía người khi chim đã chui vào lồng.
- Dùng chim cái cặp chim đã xổng để tạo sự nghen. Mượn con đực khác đến cướp người yêu đối thủ, cách này sẽ phải dùng đến thòng lọng hoặc nhốt chim đực vào lồng sập treo ngay bên cạnh con mái . Chim đực sẽ nhanh chóng bay vào đánh con đực mồi .
Cẩm nang nuôi chim Họa Mi hót
Khi bạn muốn tìm mua những chú Hoạ Mi để về nuôi thì hãy lựa chọn những chú chim đẹp, khỏe mạnh và lanh lợi. Việc chọn được chú chim tốt sẽ giúp quá trình nuôi dưỡng và thuần dưỡng hiệu quả hơn.
Chọn lồng nuôi chim
Chọn lồng phù hợp sẽ giúp những chú chim Họa Mi sinh hoạt thoải mái và dễ dàng thích nghi với môi trường nuôi nhốt. Từ đó chim sẽ phát triển ổn định, thích hót và nhanh hót hơn. Bạn nên lựa chọn loại lồng kim loại hoặc lồng bằng mây, bằng gỗ đều được, tuy nhiên cần phải lựa chọn sao cho kích thước phù hợp nhất.
Lồng nuôi Hoạ Mi cần có kích thước từ 40 đến 50cm đường kích hoặc 35 đến 40cm cũng được. Các nan lồng không nên quá dày, khoảng từ 60 đến 65 cái là được. Lồng chim phải được trang bị đầy đủ cóng nước, que găm trái cây, cóng thức ăn, máng chắn phân và vài que để chim đậu.
Đặc biệt, khi nuôi chim Họa Mi thì cần có áo trùm lồng để giúp chim không bị sợ hãi. Hoặc khi nuôi chim ở môi trường lạnh thì cũng nên có áo trùm lồng để giúp làm ấm cho chim.
Chế độ dinh dưỡng cho loài chim Họa Mi
Để có một chú chim hót hay thì thức ăn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thời gian thuần dưỡng loài chim này. Chúng là loài chim khá dễ nuôi, dễ ăn và thức ăn của chim không quá khó kiếm.
Thức ăn cho chim đó là trộn gạo với một ít trứng và cào cào. Lúc mới bắt chim về bạn hãy cho chim ăn những loài côn trùng ngoài tự nhiên như: trứng kiến, cào cào, châu chấu,.. Tuy là loài chim khá lớn nhưng lượng thức ăn mà chúng nạp vào cơ thể chỉ bằng vài muỗng cà phê.
Muốn Họa Mi lớn nhanh và hót hay thì nên cho Hoạ Mi ăn nhiều cào cào, khoảng 20 đến 30 con mỗi ngày. Khi chim đã dạn hơn rồi thì bắt đầu mua cám về cho chim ăn từ từ, phải là cám tổng hợp. Bạn có thể trộn chung với gạo, côn trùng và ít trái cây tươi.
Huấn luyện Họa Mi hót hay
Hoạ mi là loài chim có giọng hót hay nhưng nếu bạn muốn chim có giọng hót tuyệt vời hơn nữa thì phải thường xuyên tập luyện cho chúng. Nên tập duyệt thường xuyên và cho chúng tiếp xúc với nhiều chú chim Họa Mi khác. Một chú chim càng trưởng thành thì giọng hót sẽ càng thánh thót, ngân vang mang linh hồn của núi rừng.
Nếu chim của bạn là loài Hoạ Mi bổi thì nên trùm kín lồng, đặt dưới đất và để gần những con chim già lồng để nó nghe, tự nhiên chim sẽ hót theo.
Nếu bạn không có thời gian để dẫn chim đi tập dượt thì có thể mở CD hoặc lên mạng mở những video có giọng hót hay của Họa Mi. Hãy mở thường xuyên mỗi ngày cho chim nghe.
Phòng bệnh cho chim
Hiện nay, trong quá trình nuôi dưỡng thì chim Họa Mi có thể gặp một số bệnh lý như:
- Bệnh ỉa chảy: Nguyên nhân chủ yếu là do chim ăn quá nhiều thức ăn tươi, nhiều chất đạm và không tiêu hoá hết. Cách điều trị hiệu quả là giảm thức ăn tươi lại, cho chim ăn cám nhạt là sẽ khỏi. Còn nếu nặng hơn thì hãy dùng thuốc tiêu chảy cho gà, hoà với nước cho chim uống từ 2 đến 3 ngày là khỏi.
- Bệnh đau mắt: Chim có thể bị đau mắt, có thể là do đã bị chấn thương hoặc do vi khuẩn. Cách điều trị là dùng thuốc Cloramphenicol để nhỏ mỗi ngày là chim sẽ khỏi hẳn.
- Đột quỵ: Nguyên nhân là do chim bị thiếu khoáng chất, cách điều trị là dùng đường glucose bơm vào vài giọt và sau vài phút chim sẻ tỉnh dậy.
Một số lưu ý quan trọng khi nuôi chim Họa Mi
Một số điều bạn cần lưu ý khi nuôi Hoạ Mi như:
- Chim Họa Mi mới bắt về thường rất sợ hãi và nhát người, vì vậy, để tập cho chúng quen dần với điều kiện nuôi nhốt trong lồng, người nuôi nên phủ áo lồng (có chừa lại khe hở nhỏ) và treo lồng ở nơi yên tĩnh, ít có bóng người qua lại. Đồng thời hãy hé dần khe hở rộng ra để chim ngày một dạn hơn.
- Mẹo hay cho người mới nuôi chim Họa Mi là treo một lồng có Họa Mi mái tương đối thuần sống ở bên cạnh lồng của Họa Mi đực. Làm như vậy sẽ giúp chúng bớt hoảng sợ và nhanh chóng thích nghi với điều kiện nuôi nhốt.
- Để Họa Mi có giọng hót hay và đặc biệt hơn nữa, các dân chơi chim chuyên nghiệp khuyên bạn nên để chúng được thường xuyên giao lưu với chú chim khác. Bằng cách cho chim đi dượt hoặc các mua đĩa nhạc có tiếng chim hót để chúng bắt giọng và học hỏi giọng của các con chim khác xung quanh. Cách làm này cũng giúp Họa Mi nhanh dạn người hơn.
- Chim Họa Mi rất thích tắm và chúng có thói quen lấy mỏ gắp lông, mổ lông cho sạch sau mỗi lần tắm xong. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế thói quen này khi Họa Mi thay lông vì lúc này, trên thân của chúng sẽ mọc lên nhiều lông ống có chứa máu. Hành động gắp hay mổ lông có thể làm hư các lông ống sắp mọc, khiến lông không mọc lại đều, đẹp và không có lợi cho việc thay lông.
Giá chim Họa Mi trên thị trường
Trên thị trường chim cảnh hiện nay thì Chim Họa Mi Mái bổi có mức giá khá cao. Tuy nhiên vẫn chỉ rẻ bằng một phần tư so với những chú Họa Mi Trống. Nếu bạn muốn mua Họa Mi giá rẻ thì hãy tham khảo các mức giá dưới đây:
- Chim non có mức giá từ 170.000 280.000/con.
- Chim mái có giá giao động từ 1tr2 1tr6/con.
- Những chú Họa Mi cái dáng đẹp, hót hay mức giá có thể lên tới 50 triệu.
- Chim trống mộc, dáng cao, bệ vệ có giá khoảng 420.000 đến 450.000/con.
Kết luận
Tóm lại việc chăm sóc và thuần hóa chim Họa Mi rất vất vả và đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu lớn với loài chim này, bạn sẽ vượt qua tất cả những khó khăn và khi chú chim của bạn cất cao tiếng hót, trổ tài và khoe sắc bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng.