Từ lâu chim Khách đã được coi là một loài vật mang nhiều ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ. Chúng cũng góp phần quan trọng tạo nên không ít giai thoại và truyền thống văn hóa tốt đẹp của người phương Đông. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều độc giả tìm hiểu và biết đến chúng. Bởi vậy nội dung bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến chúng ta những thông tin hữu ích nhất.
Nguồn gốc của chim Khách
Chim Khách hay Hỉ thước, Dương điểu thuộc họ Corvidae, bộ Passeriformes và có tên tiếng anh là Crypsirina temia. Loài động vật này đã trở nên quen thuộc và gắn bó với văn hóa dân gian phương Đông từ rất lâu đời. Thậm chí, trong nhiều giai thoại của người trung Hoa cổ đại, hình tượng của chúng còn được gắn với Thần nữ mang đến may mắn và kết nối nhân duyên.
Hiện tại vẫn chưa có những thông tin cụ thể về thời gian xuất hiện của chim Khách. Tuy nhiên, chúng đã được nhắc đến rất nhiều trong thi ca Trung Quốc để hình dung về không khí hân hoan vui vẻ, là dấu hiệu cho sự may mắn, đoàn tụ. Điển hình như người Sơn Đông có câu “hỉ thước kêu, báo tin vui, không phải tài lộc tới thì người thân đến”.
Đặc điểm của loài chim Khách
Chim Khách không có vẻ bề ngoài rực rỡ như nhiều đồng loại khác. Khi trưởng thành, chúng thường khoác lên mình bộ lông đen tuyền với các đuôi rất dài hình chạc. Nếu để ý bạn sẽ thấy phần viền mắt của nó màu đen pha chút xanh xám, mỏ khá to. Phạm vi sinh sống loài động vật này khá rộng, có thể trong những khu tre – nứa thưa, bìa rừng gần khu dân cư hoặc các ngôi làng dưới chân núi.
Loài vật này thuộc loại mảnh dẻ nhỏ con, tính tình hiền hậu, thường hay lặng lẽ đi kiếm ăn một mình. Chúng thường làm tổ ở các độ cao khác nhau từ 50 – 1000m. Hiếm lắm các bạn mới bắt gặp 1 – 2 con chim Khách tìm mồi ở tầng thấp cách mặt đất từ 5 – 6m, hoặc sẽ kết hợp với những đàn khác.
Thức ăn của chúng chủ yếu là sâu bọ, còn thiên địch của chúng phần lớn đến từ các loài lớn hơn như chèo bẻo, diều hâu,… Loài vật này khá thông minh, có khả năng nhận biết phương hướng, ví dụ như sao Thái Tuế để làm tổ của mình.
Ngoài ra, ở một số vùng người dân còn gọi chúng với cái tên khác là chim mặt trời hay càn thước xuất phát từ đặc tính không thích sống tại những nơi ẩm ướt, tăm tối. Loài này chỉ hoạt động vào ban ngày khi thời tiết khô ráo thoáng đãng, ưa ánh nắng. Đây cũng là thời điểm bạn có thể nghe được tiếng kêu của chúng.
Một số đồn đoán về chim Khách
Với những nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Đông như Trung Quốc. Việt Nam thì loài vật này luôn mang ý nghĩa may mắn. Thông thường, chim Khách là điềm báo cát tường, xung hỉ và kết nối nhân duyên. Bởi vậy nên luôn có rất nhiều lời đồn đoán về chúng từ thời xa xưa và ảnh hưởng cho đến tận hiện tại.
Được biết, trong các tích xưa, hình ảnh chim Khách thường gắn liền may mắn và những tin vui tốt lành. Đặc biệt, nếu thấy chúng bay vào nhà nhảy nhót có nghĩa là gia chủ sắp đón điềm lành hoặc có Khách quý tới thăm. Còn ở Việt Nam, nó gắn liền với câu chuyện về Ngưu Lang – Chức Nữ được đoàn tụ trên cầu Thước vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm.
Ngoài ra, chim này cũng là loài hiếm hoi có thể nhận biết phương vị của sao Thái Tuế cũng như hướng gió. Thậm chí, không ít người còn cho rằng nếu như năm nào nhiều gió, chúng sẽ làm tổ ở các cành thấp.
Tuy nhiên, xét ở phương diện tâm linh thì không phải lúc nào chim Khách cũng mang niềm vui, điềm báo tốt lành. Trường hợp này còn phụ thuộc vào khung giờ cũng như hướng kêu cụ thể của chúng, ví dụ như:
- Chim Khách kêu hướng Đông và Nam từ 11-13h là điềm báo ám chỉ có sự tranh giành quyền lợi, tài sản trong gia đình.
- Chim kêu hướng Tây từ 11-13h là điềm báo ám chỉ có chuyện không vui sắp diễn ra khiến bạn buồn bực, khó chịu.
Có nên nuôi chim Khách trong nhà?
Từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm chim khi nuôi trong nhà sẽ mang lại điềm báo tốt cho cuộc sống của gia chủ. Bởi vậy, nếu có thêm một loài vật có tính phong thủy chắc chắn sẽ giúp chúng ta cải thiện được không ít vấn đề quan trọng. Đặc biệt với chim Khách lại ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên các bạn nên cân nhắc cho lựa chọn của mình.
Một số lợi ích cơ bản nhất mà mọi người có thể thấy được khi nuôi chim này cụ thể như sau:
- Sự nhanh nhạy, thích bay nhảy và tiếng kêu của chúng sẽ làm cho không gian sống của chúng ta thêm sôi động, náo nhiệt hơn. Đặc biệt với những người thích nuôi và trò chuyện với chim cảnh sẽ có thêm “người bạn nhỏ” để bầu bạn với mình.
- Nguồn thức ăn của chim Khách là các loài sâu bọ nên nếu nuôi chúng trong vườn sẽ giúp cây cối phát triển tốt hơn, hạn chế tình trạng bị hư hại.
- Loài chim này cũng mang nhiều may mắn, lộc lá đến cho gia chủ, có khả năng dự báo tin vui, kết nối nhân duyên cho các thành viên trong nhà.
- Chim Khách rất nhạy cảm với thời tiết, các sự vật hiện tượng sắp xảy ra nên người nuôi có thể căn cứ vào đó để phòng tránh các tai ương trong tương lai. Ví dụ như khi thấy chúng làm tổ ở cành cây thấp chắc chắn sẽ có bão hoặc gió lớn, chúng ta cần gia cố nhà cửa cẩn thận.
Thịt chim Khách có ăn được không?
Có lẽ rất ít độc giả biết rằng loài vật này này thể chế biến thành nhiều món ngon với hàm lượng dinh dưỡng cực cao. Được biết, trong thịt chim Khách chứa tới 9.5% protein, 6.4% chất bột đường và canxi, sắt, photpho,… Nếu chúng ta sử dụng thường xuyên sẽ giúp bồi bổ sức khỏe, cải thiện tình trạng cơ thể suy yếu, chữa được mất ngủ, huyết hư tắc kinh ở phụ nữ,…
Sau đây là một số món ngon làm từ thịt chim Khách mà chúng tôi tổng hợp được gửi đến bạn đọc. Mọi người có thể tham khảo cách làm và bổ sung nguồn thực phẩm dinh dưỡng này vào khẩu phần ăn của gia đình mình hàng ngày:
Cháo chim đậu xanh
Món cháo chim Khách có vị ngọt thanh hòa quyện với hương thơm từ đậu xanh, hạt sen tạo ra cảm giác ngon miệng, rất thích hợp cho người già yếu, trẻ em bồi bổ sức khỏe.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 con chim
- 50g đậu xanh
- 100g hạt sen
- 200g nấm rơm
- 1 nắm gạo nếp, ½ chén gạo tẻ
- Gia vị nêm: mắm, muối, hạt nêm, tiêu, hành lá, gừng, tỏi,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chúng ta cần rang vàng thơm trước gạo nếp và gạo tẻ đã rửa sạch sẽ rồi cho thêm nước, hạt sen và đậu xanh vào hầm đến khi nhừ khoảng tầm 30-45 phút.
- Bước 2: Các bạn cần làm sạch chim Khách bằng cách vặt lông, không cần cắt tiết, thui qua trên bếp rồi mổ bụng, chỉ giữ lại mề, gan, tim, lọc thịt lấy xương.
- Bước 3: Phần thịt chim mọi người sẽ băm nhỏ, ướp cùng các loại gia vị như tiêu, mắm, hạt nêm,… với lượng vừa đủ theo khẩu phần ăn hàng ngày.
- Bước 4: Các gia vị như tỏi, hành củ và hành lá cần rửa sạch, băm nhỏ, phi thơm rồi cho thịt bồ câu băm nhỏ vào xào cho săn lại.
- Bước 5: Trong quá trình nồi cháo sôi, các bạn cần vớt lớp bọt nổi bên trên ra ngoài, tiếp đó cho thịt chim Khách vừa xào vào rồi nấu cho đến khi chín thì tắt bếp.
- Bước 6: Cho cháo ra tô, thêm một chút hành lá trộn đều với hạt tiêu và nêm nếm lại cho vừa ăn rồi thưởng thức.
Chim Khách hầm ngải cứu
Món ăn bổ dưỡng này có thể đem lại tác dụng an thần, tăng sức đề kháng,… nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao đảm bảo sẽ khiến các thành viên trong gia đình bạn mê mẩn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g ngải cứu
- 1 con chim
- 1 ít gừng tươi, nấm hương, hạt sen
- Gia vị nêm: mắm, muối, hạt nêm, tiêu, hành lá,,…
Cách chế biến:
- Bước 1: Mọi người cần sơ chế thịt chim Khách bằng cách làm sạch lông, thui qua lửa rồi thả vào nồi nước sôi với gừng tầm 2-3 phút để khử bớt mùi.
- Bước 2: Với các gia vị còn lại như nấm hương, hạt sen, rau ngải cứu chúng ta sẽ rửa sạch với nước và nhét vào trong bụng chim.
- Bước 3: Bạn cần cho thịt chim này vào nồi hầm, bỏ thêm hạt sen, nấm hương và táo tàu vào hầm cùng khoảng 30 – 40 phút là được và nêm nếm cho phù hợp với khẩu vị của gia đình.
Chim Khách quay ngũ vị
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đổi khẩu vị cho gia đình bằng chim Khách quay ngũ vị thơm ngon, đậm đà.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 3 con chim Khách
- 50g lá mắc mật
- 25g quế
- 25g thảo quả
- 100g mạch nha
- 25g hồi
- Sả, gừng, ớt, lá chanh
- 80ml giấm
- Rượu trắng
- Gia vị nêm: ngũ vị hương, bột canh, nước tương, dầu ăn, bột ngọt, đường.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chúng ta cần làm sạch chim Khách bằng cách vặt lông, bỏ nội tạng, cho thêm rượu trắng pha với vài lát gừng chà lên thân rồi rửa lại với nước, để ráo.
- Bước 2: Các bạn sẽ gọt vỏ ngoài của gừng, rồi thái nhỏ, sả cắt khúc, lá chanh và mắc mật rửa sạch, để ráo.
- Bước 3: Chúng ta đun sôi 3 lít nước cùng với bột canh, nước tương, bột ngọt, đường theo tỷ lệ 3:5:1:2 muỗng. Tiếp đó, các bạn cho thêm một ít quế, hồi, thảo quả, giấm, sả cắt khúc, gừng cắt nhỏ, ớt, ngũ vị hương và mạch nha vào.
- Bước 4: Cho thịt chim Khách vào và đậy nắp nồi lại, nấu trong 15 phút rồi tắt bếp rồi vớt ra để ráo nước.
- Bước 5: Mọi người sẽ bắc chảo nóng lên bếp và chiên thịt trong vòng 3 phút. Tiếp đó, chúng ta cần tăng lửa và nấu thêm 1 lúc rồi vớt thịt chim ra đĩa, để nguội.
- Bước 6: Các bạn sẽ cho lá mắc mật vào chiên trong 20 giây và cắt thịt chim thành từng khúc vừa ăn.
Lời kết
Vậy là những thông tin thú vị về chim Khách đã được giới thiệu đến độc giả trong nội dung bài viết hôm nay. Loài động vật này đang mang lại rất nhiều may mắn cho gia chủ nên các bạn có thể nuôi chúng trong nhà để hút tài lộc và những điềm lành tốt đẹp đến cho mình.