Chim Khuyên là loài chim sống gần như là khắp nơi trên cả nước trải dài từ Nam cho tới Bắc. Ngoài giọng hót líu lo thì ngoại hình của chúng chính là đặc điểm khiến cho nhiều người chơi chim lấy làm thích thú. Cụ thể ra sao, hãy dành ra ít phút để theo dõi bài viết sau đây cùng chúng tôi nhé!
Nhận diện loài chim Khuyên
Chim Khuyên thích sống ở những nơi có môi trường sống ồn ào và nhộn nhịp. Nơi ở có nhiều cây cao, to vì vậy mà ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở nhiều nơi. Chiếm đa số là khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và cả Trung Bộ. So với mặt bằng chung thì loài chim này có kích thước nhỏ bé, rất thon gọn và rất nhanh nhẹn.
Giọng hót của chim Khuyên không có lanh lảnh như họa mi mà lại có gì đó rất nhẹ nhàng và dễ nghe. Thậm chí chúng còn có cả khả năng bắt chước giọng hót của một vài loài chim khác. Đây cũng chính là một trong những lý do mà nhiều người chơi chim cảnh rất ưa thích loài chim này.
Cách để phân biệt được chim vành Khuyên mái và trống
Để có thể mà phân biệt được chim vành Khuyên trống mái theo màu lông thì bạn nên để ý đến các điểm sau: Lông ở trên lưng, lông ở cổ, lông ở sườn và lông ở bụng. Bởi đây là các bộ phận mà chim trống và chim mái có những sự khác nhau về màu sắc rõ rệt nhất.
Chim vành Khuyên trống thì sẽ có màu lông tươi sáng hơn các con chim Khuyên mái. Bên cạnh đó thì chim Khuyên mái có phần lông trên lưng với màu xanh hơi thẫm màu và nhìn không được tươi sáng cho lắm. Đặc biệt là vùng lông cổ của chim mái cũng có màu vàng nhạt hơn nhiều so với những chú chim trống.
Xét tới phần đuôi thì lông của chim Khuyên trống sẽ có màu vàng tươi và sáng rõ hơn. Còn đối với chim mái, thì lông đuôi của chúng sẽ có màu vàng nhạt nhìn gần giống với màu nõn chuối. Khi nhìn bạn có thể nhìn thấy lông đuôi của chim mái sẽ kém sắc hơn so với chim trống.
Tiếp theo mọi người có thể chú ý đến lông bụng của chim Khuyên để dễ dàng phân biệt được. Bởi vì nhìn lông bụng của chim trống sẽ giống với cục bông với màu trắng sáng còn chim mái thì có màu vàng xỉn hơn. Một điểm nữa đó là lông sườn của của chim trống sẽ có màu đậm hơn và có thêm các vạch vàng ở dưới bụng.
Đặc điểm của chim vành Khuyên
Chim Khuyên được gắn với cái tên khoa học là Zosteropidae, là một loài chim thuộc bộ sẻ. Loài chim này chỉ thích sống ở nơi mà có thời tiết mát mẻ, khí hậu nhiệt đới ấm áp cụ thể như là khu vực Châu Phi, Nam Á, Úc hoặc là New Zealand. Hay ở Đông Nam Á trong đó có nước ta.
Đặc điểm về ngoại hình nổi bật của loài chim này
Bọn chúng có vẻ ngoài vô cùng nhỏ nhắn, xinh xắn đáng yêu với cái mỏ nhỏ màu vàng, cùng với đó là bộ lông màu xanh hoặc vàng. Thêm vào đó chúng còn có thêm một dải lông màu trắng hình tròn nằm ở vị trí cạnh mắt, trở nên vô cùng nổi bật và rất dễ để nhận biết. Trên thị trường hiện nay thì dựa trên màu lông của chúng mà chia thành 2 loại chim Khuyên:
Thứ nhất là loài Vành Khuyên lông vàng, cái tên cũng phần nào nói lên được cái màu lông vàng óng ánh của chúng, bản tính thì hiền lành, hơi rụt rè một chút vì thế mà chúng không được hoạt bát cũng như nhanh nhẹn so với nhiều loài chim khác. Nơi sinh sống của chúng là nơi có khí hậu thời tiết ấm áp ở khu vực dưới phía Nam.
Thứ hai là loài Vành Khuyên lông xanh, đặc trưng của chúng chính là màu xanh lá cây của bộ lông, thêm vào đó là giọng hót hay lại rất linh hoạt nhanh nhẹn hơn hẳn những giống lông vàng ở trên. Chính vì lý do mà người ta thường sẽ ưa thích giống chim Khuyên này hơn. Nơi trú ngụ của chúng là ở nơi có khí hậu mát mẻ nằm ở khu vực phía Bắc.
Hầu hết những giống chim Khuyên có mặt trên thị trường hiện này thì đều có đuôi và cánh ngắn, chiều dài thân cũng rơi vào khoảng 10 cm. Chân thì rất mảnh khảnh, bàn chân có ba ngón hỗ trợ cho việc leo trèo và bám vào những cành cây to ở trên cao.
Tập tính của chim
Có một điểm rất thú vị mà có thể rất ít người để ý đó là chúng còn đặc biệt thích hút mật của loài hoa trạng nguyên. Cho nên nếu như ở nơi nào có nhiều hoa trạng nguyên thì mọi người sẽ bắt gặp ở đó sẽ tập trung rất nhiều chim Khuyên. Nếu như ở nhiều loài chim khác thích cuộc sống đơn độc thì vành Khuyên lại thích sống thành bầy đàn, thậm chí còn có những đàn với số lượng rất đông.
Không hiếm khi ta thấy một đàn vành Khuyên cùng nhau bay vút lên trời sau khi đã kiếm ăn xong. Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn sinh sản, chim Khuyên sẽ dần tách đàn ra và tìm kiếm bạn tình để có thể giao phối cũng như sinh sản. Vào mùa sinh sản dao động từ tháng 3-7 hàng năm. Cũng như những loài chim khác, chim trống sẽ dùng tiếng hót để thu hút bạn tình.
Sau khi đã thành công thu hút được bạn tình chim Khuyên sẽ bắt đầu giao phối với nhau và cùng làm tổ. Chúng thường sẽ làm tổ trên các cây cao và có nhiều tán lá để để có thể bảo vệ được chim non. Vào mùa sinh sản chúng thường đẻ 2-3 trứng và trứng sẽ có màu xanh lam nhạt.
Chim Khuyên trống có thể được xem là một ông bố có trách nhiệm vì thường xuyên giúp chim cái ấp trứng cũng như chăm sóc chim con. Chim con khi mới nở sẽ được bố mẹ bảo vệ và chăm sóc cho tới khi chúng đủ lông, đủ cánh và đủ khả năng tự lập để có thể tự bảo vệ chính mình.
Cách chăm sóc chim Khuyên
Cách chăm sóc loài chim Khuyên này không hề khó nếu như bạn có đam mê thật sự với việc nuôi chim. Dưới đây là chế độ ăn uống cũng như những kỹ thuật chăm sóc hiệu quả cho loài chim này mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn giúp giảm được phần nào nỗi khó khăn khi chăm sóc giống chim này:
Chế độ ăn uống của chim Khuyên
Thức ăn rau củ quả tươi sẽ phù hợp với chim Khuyên là cam, chuối hay dưa chuột, hoặc là cà chua,… Chúng sẽ giúp chim giải khát kết hợp thêm việc cung cấp đủ chất để chú chim có một bộ lông mượt mà. Bạn chỉ việc xay nhỏ chúng rồi trộn thêm với cám cho chim ăn là được. Với các quả như chuối, cam, cà chua thì để nguyên miếng cho chúng ăn cũng không sao.
Tầm sau khoảng 5,6 tháng bạn mới thấy chim Khuyên hót được vài 3 tiếng. Tiếng lúc này thì vẫn đang còn líu lo líu lô chưa nghe rõ được. Đây là thời điểm mà chúng ta cần thuần hóa chúng. Muốn chim hót hay thì nên treo chúng ở gần lồng của các con có giọng hót hay là được.
Kỹ thuật chăm sóc
Nếu vào thời tiết mùa hè thì bạn cần thay nước cho chim 2 lần 1 ngày vì chúng cần nước tắm mát nhiều. Lồng nhốt chim Khuyên cũng nên được đặt ở nơi thoáng, có nắng với ánh sáng nhẹ chiếu qua là được. Nếu như bạn nhìn thấy chim có biểu hiện xõa cánh, hốc hác, không chịu uống nước thì phải lập tức thay ống nước ngay.
Bởi vì nước đang còn nóng nên chúng không uống được. Nếu không thay thế thì sẽ dẫn tới việc chim Khuyên bị tiêu chảy. Bạn cũng nên chú ý việc chăm tắm cho chim. Mỗi lần tắm đều phải dọn dẹp cho sạch để chim không bị vỡ họa. Bởi vì chúng có thói quen ăn xong sẽ hay quẹt mỏ vào nan lồng hoặc cầu.
Nếu như không làm sạch chỗ ở thì chính điều đó sẽ là nơi tích tụ vi khuẩn gây hại cho chim Khuyên. Mà thói quen của chúng lại là tắm xong liền dụi mặt vào cầu. Không làm sạch sẽ thì chim rất dễ bị đau mắt. Bước vào mùa đông thời gian tắm sẽ là 2 ngày 1 lần như thế là vừa đủ. Chú ý áo lồng kín để hạn chế gió lùa làm chim ốm rét.
Vì Vành Khuyên là giống chim có kích thước khá nhỏ nhắn nhưng lại rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Do thế mà khi chọn lồng hay thiết kế lồng cũng nên chọn trung bình hoặc là lớn để cho bọn chúng có thể dễ dàng tự do bay nhảy bên trong được. Chất liệu làm lồng có thể chọn gỗ, tre, nứa hoặc là thép không gỉ.
Lưu ý khi chọn lựa chim Khuyên
Điều tiên quyết là mỏ phải mỏng cả phía trên và dưới (nếu được), còn không thì mỏ phía dưới mỏng cũng gọi là tạm ổn rồi. Mỏ mỏng thì mỏ nhẹ sẽ dễ mở miệng ra hót. Tiếp theo là mỏ phải đóng sâu vào mặt, càng sâu thì càng tốt. Đóng sâu thì độ mở mỏ con chim sẽ càng rộng, tiếng sẽ tốt hơn, hơi lấy ra được nhiều hơn.
Hầu phải nở, nghĩa là nếu nhìn theo góc độ nghiêng thì độ vát từ mỏ xuống ít, không có vát nhiều. Hầu nở trước hết là khi nhìn nó sẽ líu được nhiều, tiếp đến là con chim có hơi tốt, hầu thất thường sẽ hay bỏ đòn, không chứa đủ hơi. Chọn con chim có mắt treo cao lên trán, có độ lồi nhất định, nếu được họa kép thì lại thêm một điểm cộng nữa, còn nếu không có thì cũng ko quan trọng.
Huấn luyện chim như thế nào cho hiệu quả
Trong giai đoạn này chim Khuyên căng lửa nên cần được chú trọng thêm nữa về dinh dưỡng duy trì thực đơn sao cho chúng có đủ hoa quả cần thiết để ăn, cho chim ăn các loại mồi tươi như là cào cào hoặc là châu chấu. Chế độ đi dượt cũng không nên cho thực hiện quá nhiều tầm từ 2 lần 1 tuần là đủ rồi. Sau một thời gian thấy chim bắt đầu líu lo hơn thì bạn có thể đặt lồng chim gần với những lồng chim khác.
Kết luận
Thế là chúng ta đã vừa tìm hiểu xong về chim Khuyên với các đặc tính cũng như đặc điểm rất thú vị và bổ ích. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại các thông tin cần thiết cho những ai đang cần tìm hiểu về chúng để dễ thuận tiện hơn trong việc thuần hóa cũng như nuôi dạy chúng hơn.