Chim sâu – một trong khoảng 9600 loài chim trên thế giới. Là động vật gần gũi và quen thuộc với con người. Chim sâu thường xuất hiện khi mùa lúa chín, giúp người dân bắt sâu hại cây, mang lại tiếng hót và được nuôi nhiều làm cảnh.
Vì sao có tên là chim sâu?
Chim sâu – loài chim quen thuộc và phổ biến ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt ở nơi vườn tược, có nhiều cây cối. Thức ăn phổ biến của chúng là sâu, có lẽ nguồn gốc tên gọi loài chim này bắt đầu từ đó.
- Tên khoa học: Dicaeidae
- Tên gọi khác: Chim chích bông hoặc chim sâu xanh
- Bộ: Sẻ
- Cân nặng dao động 5g-12g
- Kích thước: 10-18cm tương đương nắm tay của trẻ nhỏ.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 40-48 loài chim sâu khác nhau chia thành 4 loại chính: chim ngực đỏ, chim vàng, chim xanh và chim đầu đỏ
Chim sâu ngực đỏ
Loại chim này có ngoại hình khá cuốn hút và nổi bật. Như tên gọi phần lông ngực của chúng có màu đỏ cam kết hợp với một chút lông màu đen. Lông ở phần đầu có màu nâu đen là chủ yếu. Trong khi đó lông cánh và đuôi được pha giữa 2 màu xanh và đen. Loài này khá hiếm ở nước ta.
Chim sâu vàng
Có mặt phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Đặc điểm dễ nhận thấy là chúng sở hữu lớp lông có màu vàng nhạt, pha chút xám ở bụng. Phần lông càng gần hông và má màu vàng càng tươi.
Chim sâu xanh
Loài chim sâu xanh chiếm số lượng lớn ở nước ta hiện nay. Ngoài bộ lông có màu xanh non đặc trưng, phần cánh và đầu điểm thêm chút lông đen tạo điểm nhấn.
Chim sâu đầu đỏ
Được tìm thấy chủ yếu ở Indonesia, chúng có tên khoa học là Dicaeum Trochileum. Khác với các loại chim khác cùng loài, Dicaeum Trochileum thích sống ở môi trường rừng ngập mặt, nhiệt đới ẩm hoặc cận nhiệt đới. Chúng sở hữu chiếc mỏ nhọn và chắc màu đen. Đuôi dài và thường có hình vuông.
Chim chích và sâu có phải là một hay không?
Chim chích hay chim chích bông là một tên gọi khác của chim sâu. Chúng có mặt ở các nơi trên thế giới. Thức ăn chúng yêu thích nhất là sâu quy. Ngoài ra loài chim này cũng ăn các món khác như cào cào non, mật hoa, nhận hay hoa quả chín mọng…
Nguồn gốc chim chích bông
Chim chích bông được tìm thấy và đặt tên lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1853. Người có công khám phá ra loài này chính là nhà động vật học Bonaparte. Đến nay người ta đã tìm thấy gần 50 loài khác nhau trên toàn thế giới.
Môi trường sống lý tưởng của loài chim này là ở các vùng nhiệt đới như Australia hay các nước miền Nam châu Á từ Ấn Độ trải dài đến phía đông đất nước Philippines. Ở Việt Nam, chim chích bông phân bố nhiều nhất ở các tỉnh vùng Bắc và Trung Bộ.
Phân biệt chim vành khuyên và chim sâu
Chim chích bông thường “bị nhận nhầm” với chim vành khuyên. Tuy nhiên đây là 2 loài khác biệt nhau.
- Về kích thước chim vành khuyên nhỉnh hơn, chúng cũng sở hữu đôi chân cao và có đòn dài hơn chim chích bông.
- Về đôi mắt chim chích bông nổi bật với vành mắt màu trắng, trong khi đen và nâu đen là màu mắt chủ yếu của chim sâu.
- Về hình dáng chim sâu thường có dáng thấp hơn, nhưng thế đứng vững chãi, ngang bằng. Chim vành khuyên đứng thẳng và dong dỏng cao.
- Về bộ lông chim vành khuyên có màu xanh lá đậm, màu tươi hơn.
Nếu không phải người am hiểu về thế giới chim rất khó phân biệt hai loài chim này khi gặp ngoài môi trường tự nhiên.
Đặc điểm, lối sống của loài chim này
Chim sâu khá dễ nhận biết, mỗi khi đến mùa vụ mùa lúa chín từng đàn chim rủ nhau bay về tụ hội đông đúc. Tiếng hót rả rích vang một vùng.
Đặc điểm nổi bật của chim chích bông
Tổng quan chim sâu có thân hình khá mập mạp, dễ thương. Kích thước của một chú chim không quá lớn nên phần cổ, chân, đuôi đều ngắn và nhỏ. Chân có 4 ngón, 1 ngón phía sau và 3 ngón phía trước giúp bám vào các điểm đậu chắc chắn hơn.
Chúng sở hữu một cặp mắt tròn xoe, có chiều sâu, có hồn. Mắt thường có màu nâu đen hoặc đen, màu mắt phụ thuộc vào màu bộ lông. Mỏ chim rất ngắn nhưng cong và dày. Lưỡi có hình ống hoặc có dạng lông chim nhờ đặc điểm này mà chúng ăn được đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau.
Chim sâu có bộ lông dài và mượt, chim trống và mái sẽ có một vài điểm khác nhau. Lông chim có 2 lớp, lớp bên ngoài cứng và dài, lớp bên trong mềm mại như lông vũ.
Với thân hình nhỏ nhắn, đôi chân vững chắc chim sâu di chuyển nhanh và linh hoạt từ cành này sang cành khác. Loài chim này còn nổi bật với tiếng hót thanh và cao. Chúng có thể vừa hót vừa di chuyển. Chim đực có giọng hót hay hơn đây là “công cụ đắc lực” để thu hút bạn tình.
Lối sống của chim chích bông có gì đặc biệt?
Chim chích bông thường sống với nhau theo cặp như vợ chồng gồm 1 con cái và một con đực. Chúng sẽ xây những chiếc tổ có dạng hình bọng trên những cây rậm rạp để đảm bảo an toàn. Tổ chim được xây từ cành cây khô nhỏ, cây bụi và chủ yếu là các loại sợi thực vật.
Chim sâu sẽ sinh sống và sinh sản luôn trong tổ vào mùa xuân và đầu hạ. Mỗi lần chúng đẻ từ 1 đến 4 quả trứng. Sau 10 đến 12 ngày ấp trứng sẽ nở thành chim non. Chim non thường không có lông và chưa mở mắt. Sau khoảng 15 ngày chúng sẽ bắt đầu mọc đủ lông.
Phân biệt chim sâu trống và mái như thế nào?
Nhìn thấy và tiếp xúc nhiều với chim chích bông nhưng không phải ai cũng phân biệt được con trống và con mái. Thông thường những người có thú chơi chim sẽ rành về vấn đề này hơn. Tuy nhiên chỉ cần biết một số điểm khác biệt dưới đây bạn có thể phân biệt được giới tính của loài này.
- Chim trống có màu lông sặc sỡ và nổi bật hơn chim cái nhất ở phần viền lông trước ngực. Chim đực thường có màu đen đậm còn chim cái sẽ nhạt hơn.
- Phần lông đuôi của chim trống dài hơn các vùng lông khác trên cơ thể, trong khi những con chim mái không có phần “đuôi lau” này.
Có một điểm khá thú vị về loài chim này mà không phải ai cũng biết. Đó là loài chim này cũng tồn tại những cá thể không phân biết được giới tính, ái nam ái nữ. Những cá thể này thường có tất cả những đặc điểm nổi bật của một con chim trống nhưng đuôi lại giống chim mái.
Cách bẫy chim sâu thường thấy
Với hình dáng nhỏ nhắn và tiếng hót thánh thót chim sâu hay chim chích bông được rất nhiều người ưa chuộng để nuôi làm cảnh. Quá trình nuôi chim non mới sinh thường khá khó khăn tỉ lệ sống thấp, nên người kinh doanh thường sử dụng bẫy tự chế để bắt chim sẻ.
Cách 1. Bẫy chim chích bông bằng chim mồi
Ưu điểm của cách bẫy này chim thu được sẽ khỏe và đẹp hơn các cách khác. Các dụng cụ cần chuẩn bị: chim mồi, lồng bẫy và vị trí đặt bẫy.
Chim mồi. Thông thường sẽ chọn những con chim sâu đực vì chúng có giọng hót hay dễ thu hút các con khác. Ngoài ra cũng nên mang theo một vài con cái để gia tăng hiệu quả.
Lồng bẫy chim. Lồng bẫy thường có sẵn ở ngoài cửa hàng. Nếu không tự làm được mình có thể đi mua nhé.
Vị trí đặt bẫy. Nên đặt ở những nơi có nguồn thức ăn dồi dào, ít người qua lại nhưng lượng chim nhiều. Dùng cây lá ngụy trang quanh lồng để chim khó phát hiện và dễ sập bẫy hơn.
Cách 2.Bẫy chim bằng lưới
Với cách này không nhất thiết phải sử dụng chim mồi thật, chỉ cần một con chim sâu giả kèm đoạn file ghi âm tiếng hót của chim chích bông để thu hút.
Lưới dài tầm 2,3m rộng 1m, mắt nhỏ. Đặt dưới nền có thức ăn ưa thích của chim, sau đó bật tiếng kêu đã chuẩn bị từ trước lên. Chim nghe thấy tiếng hót đồng loại sẽ sà xuống bẫy.
Tuy nhiên cách này kém hiệu quả và chim mắc bẫy thường bị thương ở chân do chúng bị hoảng khi vướng vào lưới. Nếu để chơi cảnh sẽ không còn thú vị.
Cách 3. Bẫy bằng keo
Một số loại keo phổ biến như: nhựa sung, nhựa mít. Bẫy sẽ đặt ở những nơi chim hay xuất hiện khi dính vào những loại keo làm từ các loại nhựa này sẽ rất khó thoát.
Cách bẫy này thường mất thời gian để thu được kết quả, và nếu để chơi cảnh cũng không hiệu quả nên ít được áp dụng.
Ngày nay, việc săn bắt các loài chim tự nhiên phục vụ cho nhu cầu ăn uống và làm cảnh đã khiến chúng rơi vào tình trạng tận diệt. Đây là hành động không nên tiếp diễn trong tương lai. Hãy để chúng được tự do sống với môi trường thiên nhiên. Ngoài tiếng hót chim sâu cũng mang lại rất nhiều lợi ích.
Công dụng của chim sâu
Chim chích bông được xem là loài chim khá lành và thân thiện với con người cũng như môi trường. Không chỉ giúp hệ sinh thái trở nên đa dạng, chim sâu còn có rất nhiều công dụng.
Mang đến tiếng hót cho con người
Chích bông là một trong số ít các loài chim có tiếng hót cao trong trẻo. Mỗi mùa sinh sản hay mùa tụ hội từng đàn chim kéo nhau về tạo nên bản giao hưởng cuốn hút. Ở các đô thị lớn, để được nghe tiếng chim hót thực sự là điều rất xa xỉ.
Diệt sâu bọ, bảo vệ mùa màng
Thức ăn chính của chim chích bông là các loài sâu, bọ và côn trùng nhỏ. Trong khi những loài này thường phá hại mùa màng, hoa màu khi tới các đợt thu hoạch.
Ở những vùng canh tác rau sạch người dân còn nuôi trực tiếp chim trong nhà lưới trồng rau. Đây được xem là cách làm vô cùng độc đáo, chim hỗ trợ bắt sâu mà không cần tốn bất cứ đồng tiền công nào.
Vai trò đối với tự nhiên
Chim ăn quả chín mọng hoặc hút mật hoa gián tiếp giúp cây có thể thụ phấn hoặc đem hạt giống đến các vùng khác nhau. Có thể nói các loài chim đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng đa dạng trong tự nhiên.
Tóm lại, chim sâu có tác động rất lớn đến đời sống tự nhiên cũng như con người. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích và thú vị về loài chim này. Cũng đừng quên chung tay bảo vệ chúng khỏi sự tận diệt của con người để duy trì sự đa dạng sinh học.