Chim sơn ca là một trong những loài chim mang biểu tượng của hạnh phúc, hy vọng và cả may mắn. Chúng còn sở hữu giọng hát rất hay và được nhiều người yêu thích và muốn được sở hữu loài chim này.
Chim sơn ca và những thông tin cơ bản
Alauda Arvensis là cái tên khoa học được đặt cho loài chim sơn ca và được ra mắt với mọi người vào năm 1825. Chúng là những loài chim thuộc vào dòng họ Sơn ca, đến từ các đất nước như Bắc Phi, Châu Á và Châu Âu.
Tại Việt Nam, thì người ta đã phát hiện ra 3 loài chim này tên loại thứ nhất Mirafra Javanica, loại thứ hai Mirafra erythrocephala và loại cuối cùng Alauda gulgula.Về tuổi thọ, chúng có thể sống từ 10 hoặc đến 12 năm khi sống trong điều kiện môi trường tự nhiên. Còn trong điều kiện nuôi nhốt thì loài chim này là có tuổi thọ khá là thấp so với lối sống tự nhiên chỉ từ 8 hoặc 10 năm.
Bộ lông của chim sơn ca
Về bộ lông thì chúng có bộ lông và màu sắc hoàn toàn giống nhau kể cả con đực và con cái. Ở phần nửa lưng của chúng thì có màu nâu đen và có kiểu sọc. Phần đầu, phần đuôi và một số bộ phần khác của chim thì có bộ lông chúng sẽ có vàng hoặc màu xám.
Ở các bộ phận như bụng và ngực thì hầu hết chúng sẽ có màu trắng đục. Trên đầu chúng sẽ có mào nhỏ màu nâu nhờ vào bộ lông màu nâu sọc được nâng lên. Nhìn tổng thể về loài chim sơn ca thì lông chúng có màu tối và độ dày cũng chúng khá cao. Lông sẽ cấu tạo hai phần là phần bên ngoài và phần bên trong.
Lông bên trong thì màu trắng đục và cực kỳ mềm đây là bộ lông giữ ấm cơ thể chú chim. Lông bên ngoài cứng và thường có màu nâu. Phần lông của cánh, phần lưng và một số chỗ ở vị trí đuôi thì có bộ lông lớn và cứng nhất.
Một số tập tính nổi bật của loài chim sơn ca
Tại nội dung này, bạn sẽ được tìm hiểu các tập tính của loài chim sơn ca. Tập tính của chim chia thành 2 tập tính sinh sống và tập tính sinh sản.
Tập tính sinh hoạt của loài chim sơn ca
Chúng là một trong những loài chim có tập tính sống theo bầy đàn, đặc biệt vào thời điểm di cư chúng sẽ di chuyển theo đàn khi gặp thời tiết bất tiện không phù với điều kiện sống của chúng. Chúng sẽ chia thành nhóm có 10 cá thể trong 1 nhóm hoặc chia thành từng nhóm nhỏ.
Hầu như vào đầu tháng 2 đến tới tháng 4, thì xuất hiện các thói quen của loài chim này. Chim đực thì sẽ bắt đầu hót cả ngày vào khoảng thời gian lúc bình minh đến chiều tối, bạn sẽ thấy rõ hơn vào thời gian 4 hoặc 5 giờ chiều. Còn những tháng khác trong năm thì chúng sẽ ít hót hơn và tiếng hót của chúng cũng không được sôi động và hay bằng những tháng trên.
Khi bay lên cao một khoảng cao nhất định thì chim sơn ca sẽ bắt đầu hót từ 10 – 20m. Sau đó chúng sẽ tiếp tục bay cao hơn 50 – 100m, chúng sẽ bay xuống theo dạng hình xoắn ốc và đồng thời chúng sẽ được lơ lửng trên không trung. Trong khoảng thời gian 10 – 15 phút là thời gian chúng vừa bay và vừa hót.
Tập tính sinh sản nổi bật của chú sơn ca
Vào khoảng thời gian giữa tháng tư và đến tháng 7 thì loài chim này xuất hiện các biểu hiện của các đặc tính sinh sản. Vào thời gian này, bạn sẽ thấy được chim đực và chim cái vừa bay lượn vừa hót đó là sự kết đôi giữa chúng.
Chim cái là loài chim chủ yếu sẽ đảm nhiệm việc làm tổ và tổ sẽ được làm ở trên mặt đất. Mỗi mùa đẻ, thì chim cái sẽ đẻ được 2 – 6 quả trứng. Trứng của chúng sẽ có đặc điểm như vỏ ngoài của trứng nâu có nhiều chấm đen.
Để trứng có nở ra thì chim cái phải ấp trứng trong thời gian là 11 ngày có khi đến 14 ngày. Sau khi trứng nở ra thì cả chim đực và chim cái sẽ thay phiên chăm sóc chúng. Sau khi trứng được nuôi từ 8 đến 10 ngày thì những chú non sẽ có biểu hiện là rời tổ.
Cách chăm sóc một chú chim sơn ca đúng cách
Để thuần hóa được chú chim chú sơn và đồng thời giúp chú có giọng hót hay hơn. Thì bạn có thể áp dụng cách nuôi dạy ở dưới đây để nắm rõ được đặc tính và cũng như hiểu rõ hơn về chúng. Và cũng là điều kiện để chú sơn ca còn có thể để chú phát triển về giọng hót hay hơn.
Chọn giống sơn ca đúng cách nhất
Đầu tiên muốn sở hữu được chú chim hót hay thì bạn cần phải chú ý vì yếu tố giống cũng quan trọng. Bạn nên lựa chọn những chú chim non thay vì chọn chú chim có tuổi cao, bởi vì những chú chim có tuổi rất khó để thuần chủ với người lần đầu nuôi chúng.
Để lựa chọn được một chú sơn ca đực hay cái thì bạn có dựa vào những điểm nổi bật như sau: chú chim đực ở vị trí đầu, ngực hay vai là những bộ phận phát triển to hơn những chú chim cái và chim đực có phần lườn xuất hiện lông nhiều, dáng đi của chim trống sẽ có những động tác như thò lên thụt xuống. Và còn đặc điểm chỗ vị trí ngực của chim đực sẽ bị chẻ đôi.
Lồng nuôi phù hợp với chú chim sơn ca
Lồng nuôi một trong những điều kiện góp phần tạo ra môi trường sống của loài chim này khi nuôi nhốt. Lồng chim phải có được để ở vị trí cao và đáy lồng phải đảm bảo chắc chắn để có chịu đựng trọng lượng của cát nấm để chim dễ dàng đứng.
Chim mới được mua về thì lồng chim phải chiều cao là 70cm và nấm đứng phải thấp để chim tập quen đứng. Và lồng chim phải cao tầm 1.2m trở lên và nấm đứng của chim phải 15cm trở lên khi chim đã quen thuộc. Khi bạn thấy chim đã có biểu hiện thân thuộc và có thể hót thì nên chọn chiếc lồng cao hơn để cho chim thoải mái hơn.
Một số lưu ý khi nuôi sơn ca
Quá trình chăn nuôi là quá trình bạn đang thuần hóa chúng nên phải được tỉ mỉ cao. Bạn có thể kết hợp nuôi một chú chim non và một chú chim sơn ca đã có khả năng hót hay. Tạo môi trường dạy học cho chim non bắt chước.
Bạn nên cung cấp cho sơn ca đầy đủ ánh sáng mặt trời, đặc biệt vào thời gian buổi sáng phải từ 2 – 3 giờ, sau đó để lồng chim ở nơi có nhiệt độ mát mẻ và thoáng và có ánh sáng vì loài chim này cực kỳ sợ không gian tối. Vào ban đêm, bạn không nên trùm lồng chim bằng áo lồng khi chim đang qua giai đoạn thay lông.
Bạn có thể dành thời gian trong 1 tuần để vệ sinh chân cho chú chim 1 lần với cách này sẽ giúp chân chú sạch hơn. Bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối đã pha loãng, và đồng thời cắt móng chân khi thấy móng chân dài. Và thường xuyên thay cát trong lồng để nơi ở chú chim sạch sẽ hơn, không gây các mầm bệnh.
Cung cấp thức ăn cho chim sơn ca
Khi sơn ca sống ở tự nhiên thì thức ăn của chúng sẽ là những động vật có kích thước nhỏ hơn như sâu, bọ, gián, dế. Bên cạnh đó chúng còn ăn thực vật như hạt cỏ, hạt thực vật khô.
Khi sơn ca sống trong môi trường nuôi nhốt thì bạn sử dụng những thức ăn chuyên dụng nuôi sơn ca hoặc cho chúng ăn cám cò, cám gà, cám trứng. Lời khuyên là bạn nên cho chú sơn ca ăn loại cám ổn định đầy đủ chất dinh dưỡng cho chú.
Cách rèn luyện giọng hót của chú sơn ca
Khi bạn đã đáp ứng được các điều kiện trên thì tại nội dung là cách giúp bạn rèn luyện được giọng chú sơn ca tốt hơn.
Đảm bảo sức khỏe cho chú sơn
Khi có sức khỏe tốt thì sẽ thúc đẩy cho chú chim sơn ca có thể rèn luyện giọng hót tốt hơn. Tạo thói quen cho chú ngủ sớm vào những buổi tối bằng cách lấy áo lông trùm lên lông chim và đặt ở vị trí yên tĩnh.
Nếu chú chim đã được giấc ngủ ngon và đầy đủ thì khi trời mới sáng thì chú đã cất giọng hót, còn ngược lại thì chú sẽ có hiện tượng ngủ gật gù và cơ thể mỏi mệt gây cho chú không thích hót và trở nên trầm hơn, lười vận động.
Thường xuyên cho chim sơn ca đi dượt
Đi dượt có nghĩa là bạn sẽ cho chú hội nhập vào những chú chim cùng loài, khi tiếp xúc được những đồng loại thì chú sẽ bắt chước được giọng hót hay của chú khác. Mỗi tuần bạn nên cho chú chim đi dượt hay đi nhiều lần thì đảm bảo những chú chim nào có giọng hót chưa hay thì trở nên hay hơn. Và có nhiều giọng hót phong phú và hay hơn do tính bắt chước giọng hót con khác.
Tạo thói quen cảm nhận âm nhạc cho chú chim
Bạn có thể sử băng Cassette để thay cho những chú sơn ca bậc thầy khi bạn có khả năng để mua một chú chim bậc thầy. Trong một chiếc băng Cassette đã thu lại tất cả giọng hót hay của những chú chim khác.
Nếu bạn sử dụng chiếc băng tốt thì khả năng giọng hát trong băng sôi động hơn cả chú chim bậc thầy. Nên sử dụng băng Cassette trong không gian yên tĩnh và nếu bạn nuôi nhiều chim thì nên để lồng chim cách xa nhau 2 mét, hoặc dùng vải trùm lên trong không gian chật.
Đây cách để giúp chú chim sơn ca có thể tập trung nghe để bắt chước giọng hót. Bạn nên sử dụng băng vào thời gian buổi sáng hoặc tăng cường việc học thì có sử dụng vào buổi chiều, thời gian học là 20 đến 30 phút là vừa đủ.
Giá cả loài chim sơn ca trên thị trường
Trên thị trường có nhiều khu vực bán chú chim với giá khác nhau. Nhìn tổng thể thì để mua được một chú sơn non hay chưa có khả năng hót hay thì giá thành của chúng có thể rơi vào khoảng 200.000 – 600.000 VND trên một con.
Nếu như chú chim sơn ca đã khả năng hót hay thì mức giá sẽ rơi vào 2 triệu đến 4 triệu đồng trên một con. Tùy vào nhu cầu của người nuôi để có thể lựa chọn cho mình một chú chim phù hợp.
Kết luận
Trên đây là những thông tin đã được tổng hợp liên quan đến loài chim sơn ca. Nếu bạn yêu thích chúng thì nhanh tay sở hữu chúng và không quên áp dụng những thông tin cung cấp ở trên để hỗ trợ về nuôi dễ hơn.