Chim Vàng Anh có bộ lông sặc sỡ đẹp mắt cùng với giọng hót rất hay nên đây là loài chim rất được giới yêu thích. Rất nhiều gia chủ muốn nuôi loài chim này trong nhà để được thưởng thức giọng hát thánh thót vào mỗi buổi sáng. Nhưng để nuôi được Vàng Anh không phải là chuyện dễ, bạn phải có kỹ thuật chăm sóc chim đúng cách, và trước hết là hiểu rõ về loài chim này.
Nguồn gốc chim Vàng Anh
Chim Vàng Anh có danh pháp khoa học là Oriolus oriolus, là loài duy nhất của họ Oriolidae thuộc bộ Passeriformes sinh sản ở vùng ôn đới của phía Bắc bán cầu. Vàng Anh là một loài chim di cư, vào mùa hè nó sẽ di cư đến châu Âu và tây Á, còn vào mùa đông nó lại di cư đến vùng nhiệt đới.
Hiện nay ở Việt Nam có 4 loại chim Vàng Anh đó là Vàng Anh đỏ, Vàng Anh mỏ mảnh, Vàng Anh gáy đen và Vàng Anh đầu đen. Trong đó thường gặp nhất là loại Vàng Anh đầu đen và gáy đen, chúng hay xuất hiện ở các cánh rừng miền Trung và Đông Nam Bộ.
Vàng Anh ở ngoài tự nhiên theo ước tính có thế sống được khoảng 10 năm, còn khi chúng sống trong môi trường nuôi nhốt thì tuổi thọ chỉ còn khoảng 5 năm. Nhưng nếu sống trong môi trường nuôi nhốt mà người nuôi có phương pháp chăm sóc tốt chúng sẽ sống được lâu hơn.
Chim Vàng Anh xuất hiện trong nhiều giai thoại
Từ lâu, loài chim này đã gắn liền với những câu chuyện cổ tích của Việt Nam ta, điển hình nhất là câu chuyện Tấm Cám, nó đã đi vào lòng người nghe, người đọc với nhiều hình ảnh thân thương. Ai cũng biết đến hình ảnh cô Tấm hóa thân thành chú chim Vàng Anh với câu nói quen thuộc: “Vàng Anh Vàng Anh, có phải vợ anh chun vào tay áo”.
Vàng Anh mang trong mình tiếng hót trong trẻo, thánh thót, giúp đem lại niềm vui, yêu đời. Chim quấn quýt bên nhà vua nên được vua sủng ái yêu chiều như với người. Hình ảnh Vàng Anh là sự hóa thân của một linh hồn trong sáng, hồn hậu, đồng thời sự hóa thân đó đã thể hiện một cô Tấm không còn yếu đuối, cam chịu như trước.
Đặc điểm tự nhiên của Vàng Anh
Rất nhiều người mê đắm tiếng hót thánh thót của Vàng Anh nên luôn mong muốn được sở hữu cho mình một bé. Loài chim này sẽ giúp bạn thư giãn hiệu quả sau những giờ làm việc mệt mỏi bằng tiếng hót véo von của chúng.
Ngoại hình của Vàng Anh
Vàng Anh là loài chim có có kích thước tương đối, chim trưởng thành sẽ có kích thước khoảng 15cm và hót giỏi. Chúng có chiếc mỏ khỏe và nhọn với những chân ngón tương đối ngắn nhưng khỏe. Toàn bộ chim Vàng Anh đều có màu sắc vàng tươi cùng những vết đen sắc nét trên đầu, ở cánh hay đuôi.
Chim Vàng Anh trống sở hữu màu sắc lòe loẹt hơn với những gam màu tương phản nhưng chủ đạo vẫn là bộ lông vàng và đen điển hình. Còn con chim mái có bộ lông màu Vàng Anh xanh lục, phần bụng của chúng màu thường tươi hơn. Do đó, chim mái có màu ít tương phản hơn và ít rõ nét hơn. Chim non khi mới sinh ra thường bộ lông sẽ gần giống như chim mái, nhưng có thêm những sọc vằn bổ sung.
Đặc điểm tính cách
Loài chim Vàng Anh khá nhút nhát, nên khi ở ngoài thiên nhiên, bạn sẽ không dễ dàng phát hiện được chúng đang ở đâu. Thường chúng sẽ ẩn nấp sau những lùm cây và sử dụng bộ lông của mình để ngụy trang thật kín đáo.
Khả năng hót đặc biệt của chim Vàng Anh
Vàng Anh nổi tiếng là loài chim có giọng hót rất hay và ấn tượng, chúng ở hữu hơn 16 giọng hót và được chia ra thành từng phân khúc đặc sắc. Đặc biệt chúng cũng rất thích được phô diễn giọng hót của mình. Bên cạnh đó, Vàng Anh mẹ còn sở hữu hai giọng hát ru chỉ sử dụng khi đang nuôi con non.
Phân biệt chim Vàng Anh trống và Vàng Anh mái
Để phân biệt giữa Vàng Anh trống và Vàng Anh mái, đặc điểm duy nhất bạn cần quan tâm đó chính là bộ lông nhiều màu sắc của chúng.
- Chim mới đẻ: Những chú chim mới nở không có lông thì không thể xác định được. Khi chim bắt đầu có lông, có thể phân biệt bằng cách so sánh lông màu vàng quanh gốc miệng và mắt, màu sẫm nhiều hơn có khả năng là chim trống.
- Chim nhỏ: Con trống có 2 đặc điểm để nhận biết là có màu vàng trên đầu đậm hơn, phần lông dưới bụng thưa hơn và màu vàng xanh ở lưng nhạt hơn.
- Chim trưởng thành: Màu lông của chim Vàng Anh trống có màu vàng rực rỡ. Màu xanh trên lưng nhạt hơn. Ngược lại, màu vàng của chim mái nhạt hơn và phần lưng màu xanh hơn. Miệng, mắt, lông mày, ngực, gáy và các bộ phận khác của chim trưởng thành gần như giống nhau nên khó để nhận biết.
Cách lựa chọn giống Vàng Anh đẹp
Khi chọn mua giống Vàng Anh, các bạn nên chú ý đến việc kiểm tra sức khỏe của chim. Hãy lựa chọn những con có cơ thể mỏng và hẹp, phần cánh gấp gọn vào trong. Những chú chim không được ăn thức ăn tự nhiên mà toàn ăn đồ công nghiệp lông sẽ bạc màu và dần chuyển sang màu trắng.
Vàng Anh trống và mái đều có tiếng hót như nhau, tuy nhiên tiếng hót của chim mái không được lảnh lót, vang và nhiệt huyết như chim trống. Thường thì những ai chơi chim sẽ chọn mua chim trống.
Ngoài ra, khi chọn mua chim cần chú ý chọn những bé không có khuyết điểm về ngoại hình. Chim khỏe mạnh sẽ có khả năng hoạt động linh hoạt, năng động hơn và cũng dễ nuôi hơn.
Nên chọn nuôi các con chim non để chúng dễ dàng làm quen với hoàn cảnh mới cũng như việc huấn luyện hót dễ dàng hơn. Còn khi nuôi những chú chim Vàng Anh đã trưởng thành thì bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức để chúng có thể hòa nhập, làm quen với môi trường mới cũng như hót một cách thoải mái.
Hướng dẫn Nuôi chim Vàng Anh
Vàng Anh là loài chim rất dễ nuôi nếu như bạn có kỹ thuật chăm sóc đúng cách. Việc cho chúng sống trong môi trường phù hợp và biết ngăn ngừa bệnh tật sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của chim.
Môi trường sống lý tưởng của Vàng Anh
Vàng Anh là loài chim nhút nhát nên thời gian đầu khi mới nuôi, bạn hãy bố trí lồng nuôi phù hợp, có thể nhốt chúng trong lồng che kín các mặt để chúng quen dần. Lựa chọn lồng nuôi nên chọn loại làm bằng tre, mây lan lồng được vót tròn không còn sắc cạnh. Lồng được sơn chống ẩm mốc trước khi sử dụng.
Nên đặt lồng nuôi chim ở những khu vực mát mẻ, có nhiều cây xanh và không gian yên tĩnh, không nên để ở những nơi có nhiều tạp âm, ồn ào hay có nhiều người qua lại sẽ khiến cho chim bị hoảng sợ.
Khu vực lồng nuôi phải được dọn vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng, nên dọn lồng ít nhất 1 lần/ tuần. Khi vệ sinh người nuôi cần nhẹ nhàng tránh làm cho Vàng Anh hoảng sợ bay loạn xạ trong lồng, gây ra thương tích trên mình chúng. Nếu có điều kiện hãy di chuyển chim sang chiếc lồng khác trong khi vệ sinh lồng nuôi để tránh việc làm chim hoảng sợ, nhất là những con mới nuôi.
Thức ăn cho chim
Vàng Anh là loài chim ăn tạp, vậy nên người nuôi không quá khó khăn trong việc mua thức ăn cho chúng. Nhưng chú ý loài chim này thích ăn các loài sâu bọ, hoa quả,… và nếu bạn cho ăn những loại thức ăn mà chúng cảm thấy không ngon thì chúng sẽ không thèm để ý đến bạn.
Nếu không có thời gian để đi tìm nguồn thức ăn tự nhiên thì bạn vẫn có thể cho chim ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, tìm mua thức ăn cho chim tổng hợp như cám ngô, cám gạo, bột đậu xanh,…. Lưu ý liều lượng cho ăn tùy theo độ tuổi của chim, đặc biệt cần kiểm soát kỹ thành phần có trong thức ăn để tránh chim bị dị ứng.
Trong thời gian chim đang thay lông, hãy cho chúng ăn nhiều hơn so với bình thường và bổ sung các loại thức ăn tươi như côn trùng và hoa quả chín để chúng có đủ dinh dưỡng cho quá trình thay lông.
Một số bệnh loài chim Vàng Anh hay gặp phải
Vàng Anh cũng giống những loài chim khác, trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc nếu không được quan tâm kỹ sẽ dễ mắc phải các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi, bệnh dạ dày, bệnh nhiễm khuẩn hay bệnh về chân,…
- Bệnh dạ dày: Vàng Anh sẽ bị viêm dạ dày nếu như ăn phải thức ăn để lâu ngày bị ẩm mốc hay uống nguồn nước bị bẩn. Khi mắc bệnh chim sẽ có biểu hiện như thân hình gầy gò, ủ rũ, ít vận động và không cất tiếng hót,…
- Bệnh cảm lạnh và viêm phổi: Thời tiết ở các tỉnh miền bắc thường thay đổi đột ngột, vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp nên hạn chế tắm cho chim. Vì khi tắm xong gặp phải gió lạnh rất dễ khiến chim bị cảm lạnh.
- Bệnh nhiễm khuẩn: Chim Vàng Anh dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn nếu sống trong lồng ẩm ướt, không thường xuyên được vệ sinh và ăn thức ăn cũ. Khi chim mắc bệnh, hệ miễn dịch kém nên phân chim thường chuyển sang màu xanh lá cây, dạng lỏng.
- Bệnh về chân: Không nên để chim tiếp xúc với các các vật nhọn sắc, các vật nhọn đâm vào chân chim sẽ bị nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hoại tử xương.
Chiến thuật nuôi chim Vàng Anh hót hay
Tiếng hót của Vàng Anh rất thánh thót và cực kỳ hay, tuy nhiên khoảng thời gian đầu khi mới nuôi chúng sẽ không thường xuyên hót do vẫn còn nhút nhát. Hãy giúp cho chúng làm quen với môi trường sống mới trước, sau khi quen thuộc rồi, chúng sẽ hót một cách thoải mái, tự nhiên hơn.
Vàng Anh là loài chim khá cứng đầu nên sẽ mất nhiều thời gian để chúng bắt đầu hót, điều này đòi hỏi người nuôi phải có sự kiên nhẫn và biết cách chiều chuộng chúng. Hãy thường xuyên mở các băng đĩa tiếng chim đồng loại hót cho chúng nghe mỗi ngày. Đây là cách hữu hiệu nhất để cho Vàng Anh hót theo. Ngoài ra, có thể cho chúng giao lưu với những chú chim khác để chúng học hỏi lẫn nhau.
Lời kết
Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm được thông tin hữu ích về chim Vàng Anh. Mong rằng các bạn đã có được cho mình những kiến thức cơ bản để nuôi và huấn luyện chú chim của mình thật hiệu quả.