Chim cánh cụt là loài chim với thân hình ngộ nghĩnh sống chủ yếu ở Nam Bán Cầu với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trên trái đất. Thông tin về loài chim này rất nhiều nhưng trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm của chim cánh cụt trong nội dung này nhé..
Đặc điểm về loài chim cánh cụt
Đặc điểm của chim cánh cụt gồm có:
- Trung bình, chim cánh cụt khi trường thành sẽ có chiều cao cao từ 40cm – 1.1m, cân nặng từ 1 – 35kg.
- Chim cánh cụt có phần đầu nhỏ, thuôn dài, mỏ cứng và nhọn.
- Chim cánh cụt có cặp cánh làm chân chèo và là một thợ lặn chuyên nghiệp. Chúng có thể bơi với vận tốc 15 dặm một giờ.
- Khi lên bờ, chim cánh cụt đi thẳng đứng bằng 2 chân, nếu điều kiện tuyết cho phép thì chúng có thể trượt với cái bụng mỡ của mình.
- Thân hình của cánh cụt khá tròn, lưng hơi cong và bụng chảy xệ xuống.
- Ở dưới vai chim cánh cụt có một đôi cánh không lông trông khá giống phần vây của cá heo
- Tuổi thọ của chim cánh cụt từ 15 đến 20 năm.
- Chim cánh cụt sống theo bầy đàn.
- Cuộc đời của chim cánh cụt một nửa trên cạn, thời gian còn lại là ở dưới lòng của đại dương mênh mông.
- Lông của chim cánh cụt rất dày, và có 2 màu đen trắng.
Có thể bạn quan tâm:
- Sự thật về chim cánh cụt đầy thú vị khiến bạn sẽ bất ngờ
- Các loài chim cánh cụt còn tồn tại trên thế giới hiện nay
- Chim cánh cụt hoàng đế sắp tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu
Các loài chim cánh cụt hiện nay
Số lượng loài còn lại đến nay vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Trong các loại văn bản khác nhau người ta liệt kê từ 16 đến 19 loài. Một số tác giả còn cho rằng chim cánh cụt chân chèo trắng là một loài chim lặn nhỏ (Eudyptula) riêng, mặc dù ngày nay nói chung nó được coi là phân loài của chim cánh cụt nhỏ (chẳng hạn Williams, 1995; Davis & Renner, 2003). Tương tự, người ta vẫn chưa rõ chim cánh cụt hoàng gia chỉ đơn thuần là dạng biến đổi màu sắc của chim cánh cụt Macaroni hay không.
Ngoài ra, cũng khá thích hợp để coi như một loài riêng là quần thể miền bắc của chim cánh cụt Rockhopper (Davis & Renner, 2003). Mặc dù tất cả các loài chim cánh cụt hiện còn đều có nguồn gốc ở nam bán cầu, nhưng ngược lại với niềm tin phổ biến, chúng không chỉ tìm thấy tại các khu vực có khí hậu lạnh, chẳng hạn châu Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có vài loài chim cánh cụt thực sự sinh sống xa đến vậy về phía nam. Có ba loài sinh sống ở khu vực nhiệt đới; một loài sinh sống xa về phía bắc tới quần đảo Galápagos (chim cánh cụt Galápagos) và thỉnh thoảng chúng còn vượt qua cả đường xích đạo trong khi kiếm ăn.
Loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri):đ điểm của chim cánh cụt chim trưởng thành thường cao khoảng 1,1 m (3 ft 7 in) và cân nặng 35 kg (75 lb) hoặc hơn thế. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt nhỏ (còn gọi là chim cánh cụt tiên), chúng chỉ cao khoảng 40 cm (16 in) và cân nặng 1 kg (2,2 lb). Nói chung loài chim cánh cụt nào có kích thước lớn hơn thì cũng có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, và vì thế sinh sống trong khu vực lạnh hơn, trong khi các loài chim cánh cụt nhỏ chủ yếu tìm thấy trong khu vực có khí hậu ôn đới hay thậm chí là nhiệt đới.
Phần lớn chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác chúng bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương.
Tại sao chim cánh cụt không sống ở Bắc Cực?
Chim cánh cụt không sống ở Bắc Cực là bởi vì chúng sinh ra ở Nam Cực. Đây hoàn toàn là một sự chọn lựa của tự nhiên. Hồ sơ hóa thạch cho thấy chúng được sinh ra tại Nam Cực. Ở đó chúng an toàn, đủ thức ăn ngon lành, và chúng thoải mái sống với nhiệt độ lạnh tê tái tại Nam Cực.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Chim thủy tổ có đặc điểm gì? Tập tính sống ra sao?
- Liệu chim lợn có phải loài chim mang đến điều xui xẻo?
Có quá nhiều người (và tài liệu) nói rằng chim cánh cụt sống ở Nam Cực để tránh làm mồi nhậu cho lũ gấu trắng (gấu Bắc Cực) và cáo tuyết. Tuy nhiên, sự thật chưa hẳn là như thế. Theo góc nhìn logic, nếu nói là chim cánh cụt sống ở Bắc Cực rồi chạy trốn đến tận Nam Cực với quãng đường dài vô tận. Chưa kể trên quãng đường di cư còn có vô vàn khó khăn và nguy hiểm rình rập.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang còn thắc mắc khá nhiều về lịch sử tiến hóa của loài chim cánh cụt. Đến nay, chỉ có những hóa thạch còn tồn tại ở vùng đất New Zealand khoảng 62 triệu năm trước cho biết chi Waimaru là loài chim cánh cụt cổ nhất. Cấu tạo cơ thể của chúng khá giống với loài cánh cụt hiện giờ, cánh chúng rất ngắn và không bay được. Chỉ khác một điều Waimaru thời đó chưa thực sự sống trong môi trường nước và thích nghi với việc lặn sâu để bắt con mồi.
Ngoài ra, đặc điểm của chim cánh cụt đáng chú ý đó là lớp mỡ và bộ lông của chúng sẽ khiến chúng gặp khó khăn khi đi qua những vùng biển ấm. Với từng đó lý do, câu hỏi hợp lý nhất chúng ta nên đặt ra đó là: “Tại sao chim cánh cụt lại phải rời khỏi Nam Cực?”.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm của chim cánh cụt. Đây là một loài chính rất thú vị, hãy cùng theo dõi những nội dung khác về loài chim này nhé.