Là giống chim có màu sắc vô cùng sặc sỡ và bắt mắt, do đó chim Ngũ Sắc nhận được sự yêu thích của nhiều người. Chúng thường được nuôi để làm cảnh vì màu sắc đẹp và giọng hót vô cùng cuốn hút của chúng. Trong nội dung này hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của chim Ngũ Sắc từ đó giúp bạn nhận biết được một cách dễ dàng loài chim này.
Giới thiệu về loài chim Ngũ Sắc
Chim Ngũ Sắc là một trong những loài chim hót có kích thước nhỏ và sở hữu bộ lông bên ngoài vô cùng bắt mắc và thu hút. Chúng còn được biết đến với nhiều cái tên khác như chim Tương tư hay chim Tương tư ngũ sắc. Chúng được đánh giá là loài chim vô cùng chung thuỷ và chỉ sống theo cặp đến hết cuộc đời của mình. Tuy nhiên, đến mùa sinh sản chúng thường tập trung lại thành đàn lớn, để cùng nhau bảo vệ trứng và con non của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Kỹ thuật nuôi chim ngũ sắc giúp chim khỏe và có màu đẹp
Ngoài ra, chúng có ngoại hình vô cùng sặc sỡ, có cả con trống và mái cũng có màu sắc tương đối giống nhau, nên nhìn vào thì bạn sẽ khó phân biệt được con ngoài mà trông, con nào là mái.
Đặc điểm của chim Ngũ Sắc về ngoại hình
Chim Ngũ Sắc là một loài chim có vóc dáng nhỏ, kích thước có thể ngang ngửa loài chim sẻ phổ biến hiện nay. Chúng sinh sống chủ yếu ở vùng rừng rậm có nhiều cây cối và tuỳ thuộc vào môi trường sinh sống mà chúng sẽ có loại màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, đa số chúng sẽ có rất nhiều màu sắc bên nổi bật trên bộ lông của chúng.
Màu sắc đặc trưng của loài chim Ngũ Sắc chủ yếu là màu vàng và đỏ. Kết hợp thêm những đốm trắng, đen, xanh lá… Đặc biệt, trên đỉnh đầu của chúng thường sẽ được bao phủ một lớp lông màu đen huyền bí. Tại Việt Nam, loài chim Ngũ Sắc phân bố chủ yếu ở vùng các tỉnh phía Bắc và Đà Lạt.
Phân biệt chim Ngũ Sắc trống và mái
Đặc điểm của chim Ngũ Sắc giữa con trống và con mái thường rất khó để phân biệt khi nhìn thoáng qua. Bởi vì chúng rất khá giống nhau, vì thế khi có nhu cầu phân biệt trống mái thì bạn nên tham khảo những kinh nghiệm sau:
Chim Ngũ Sắc trống:
Chim trống thường sẽ có kích thước dài hơn con mái một chút, tiếng hót của chúng cao hơn, đa dạng và luyến láy hơn con mái khá nhiều. Và một điều đặc biệt giúp phân biệt trống mái giữa loài Ngũ Sắc là ở chim trống thường sẽ có một nhúm lông màu đỏ ở phần hậu môn mà ở con mái thì không có. Đây được đánh giá là đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa là chim này.
Chim Ngũ Sắc mái:
Chim mái thường có kích thước thon gọn và nhỏ hơn một chút so với chim trống. Ngoài ra, vùng lông dưới mỏ của chim mái thường có màu vàng và ở con đực thì thường có màu đỏ. Chim mái không có nhúm lông đỏ ở phần hậu môn. Về giọng hót thì chúng khá trầm, không cao và ít luyến láy. Ngoài ra, nếu để ý kĩ thì màu của chim Ngũ Sắc mái không sắc sỡ như chim trống và không đa dạng màu.
Chim Ngũ Sắc sinh sản như thế nào?
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Chim cánh cụt – Những điều thú vị có thể bạn chưa biết
- Chim thủy tổ có đặc điểm gì? Tập tính sống ra sao?
Mùa sinh sản của loài chim Ngũ Sắc rơi vào tháng 3 và kéo dài đến tháng 7 hằng năm. Sau khi hoàn thành giao phối, thì các cặp đôi chim Ngũ Sắc sẽ tập hợp lại với nhau thành một đàn lớn, để cùng nhau làm tổ, đẻ trứng và bảo vệ con non. Chúng thường lựa chọn các hang hốc sâu trong núi, hốc đá để làm tổ, tránh tác động từ thời tiết hay các con thú săn mồi.
Tuổi thọ của chim Ngũ Sắc
Nhìn thân hình nhỏ bé của chúng thì nhiều người nghĩ chúng sẽ có tuổi thọ khá tháp hoặc rất thấp. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ khá sai lầm, bởi trong môi trường tự nhiên, đầy đủ thức ăn và nước sạch thì chúng có thể sống tới hơn 20 năm tuổi.
Tuy nhiên, theo năm tháng, môi trường sống của chúng cũng bị suy giảm, thu hẹp nên tuổi thọ của chúng đã giảm dần xuống còn khoảng từ 9-15 năm. Tuy nhiên, đây vẫn là một tuổi thọ rất đáng ngưỡng mộ đối với một loài chim bé nhỏ như chim Ngũ Sắc.
Chim Ngũ Sắc hót thế nào?
Là loài chim được đánh giá cao cả về ngoại hình lẫn tiếng hót. Do đó, chắc hẳn loài chim Ngũ Sắc có một giọng hót cao, luyến láy và mê hoặc người nghe.
Trên đây là những đặc điểm của chim Ngũ Sắc, nếu bạn đang muốn nuôi loài chim xinh đẹp này thì hãy tham khảo thêm những nội dung khác để có được kiến thức nuôi chim hiệu quả nhất nhé.