Chim ngũ sắc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như chim tương tư mỏ đỏ hay tương tư ngũ sắc. Bởi vì chúng thường sống theo cặp, rất chung thủy với nhau và sở hữu bộ lông rất sặc sỡ. Do đó, rất nhiều người chơi chim yêu thích và tìm cách nuôi loài chim này. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật nuôi chim ngũ sắc đơn giản trong bài viết dưới đây.
Lồng nuôi chim Ngũ Sắc
Loài chim Ngũ Sắc có kích thước khá nhỏ, nên bạn chỉ cần lựa chọn một cái lồng đơn giản và kích thước vừa phải là được. Tuy nhiên, không nên thấy chúng nhỏ mà chọn loại lồng quá nhỏ, bởi chúng sẽ không được tự do bảy nhảy hay vận động.
Có thể bạn quan tâm:
Đặc điểm của chim Ngũ Sắc về ngoại hình, giới tính, tuổi thọ
Lồng chim phải được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như: Máng ăn, máng nước, cây cho chim đậu nhảy và máng nước lớn để chim tắm. Bạn nên treo lồng chim ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào, có thể treo lồng chim ở dưới tán cây là hợp lý nhất. Ngoài ra, nên vệ sinh lồng chim thường xuyên, xả sạch phân chim ở đáy chuồng để tránh vi khuẩn bám và gây bệnh cho chim.
Kỹ thuật nuôi chim ngũ sắc – Chuẩn bị thức ăn
Như những loài chim có kích thước nhỏ khác như chim sâu, chim chích chòe… thì loài chim Ngũ Sắc rất thích ăn các loài động vật, côn trùng nhỏ như: Cào cào, châu chấu, sâu, bọ ngựa, trứng kiến, nhuộm… hay các loại hoa quả chín như chuối, táo, trứng cá…
Còn đối với môi trường nuôi nhốt, thì bạn có thể cho chúng ăn cám dành cho chim, tuy nhiên bạn vẫn nên bổ sung cho chúng những loại thức ăn tươi, giàu khoáng chất. Cũng như bổ sung các loại hoa quả chín để cung cấp vitamin cho chúng, giúp lông chúng mượt mà và sặc sỡ hơn.
Ngoài ra, vấn đề nước uống cho chim bạn cũng cần quan tâm. Khi nuôi nên cho chim uống nước sạch, nước sôi để nguội để đảm bảo an toàn cho chim. Máng nước cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh để rong rêu hay vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là nên thay nước uống thường xuyên cho chim.
Tắm cho chim Ngũ Sắc
Chim Ngũ Sắc là một loài chim khá thích nước và chúng thích được tắm và vùng vẫy trong nước. Do đó bạn nên thường xuyên chuẩn bị một máng nước lớn để giúp chúng tắm mát, giải nhiệt và loại bỏ vi khuẩn bám ở lông chúng. Loài mùa hè, bạn nên cho chúng tắm một lần trong ngày vào buổi sáng và một lần một tuần vào mùa đông. Ngoài ra, bạn nên cho chúng phơi nắng buổi sáng từ 30 phút – 1 tiếng, để hấp thụ thêm vitamin D giúp lông mượt mà hơn.
Giữ ấm cho chim nói chung chim ngũ sắc nói riêng
Trong môi trường nuôi nhốt, đặc biệt ở các tỉnh thành phía Bắc thì mùa đông nhiệt độ thường xuống rất thấp, có khi là từ 8-15 độ C. Do đó bạn cần có biện pháp sưởi ấm cho chim, có thể dùng tấm vải hay áo chuyên dụng để trùm lông chim lại. Hay bật đèn sưởi giúp duy trì nhiệt độ thích hợp cho chim, tránh tình trạng chim lạnh quá sẽ làm hư lông và khiến chim u ủ.
Phòng bệnh cho chim Ngũ Sắc
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Chim cánh cụt – Những điều thú vị có thể bạn chưa biết
- Chim thủy tổ có đặc điểm gì? Tập tính sống ra sao?
Những bệnh lý thường gặp nhất ở loài chim Ngũ Sắc như: Bệnh nấm da, lở loét, bọ chét, bệnh về đường ruột, tiêu chảy… Và cách phòng tránh các bệnh lý này cho chim trong quá trình nuôi dưỡng đó là:
+ Luôn vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ định kỳ, giúp loại bỏ triệt để vi khuẩn bám vào lồng.
+ Cho chim ăn đồ ăn sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
+ Cho chúng tắm thường xuyên theo từng mùa, nước tắm cũng phải đảm bảo sạch.
+ Cho chúng phơi nắng thường xuyên, để loại bỏ vi khuẩn bám ở lông.
+ Cung cấp thêm nhiều thức ăn giàu khoáng chất, dinh dưỡng, vitamin tăng sức khỏe, sức đề kháng cho chim.
Chim ngũ sắc cũng giống như các loài chim nuôi cảnh khác không cần phải quá cầu kỳ chỉ cần đảm bảo đủ thức ăn, lồng nuôi, nước uống cho chim phát triển khỏe mạnh. Chim ngũ sắc dễ thuần hóa sau một thời gian chim quen với người có thể thả tự do không cần nhốt lồng.
Trên đây là những kiến thức về kỹ thuật nuôi chim ngũ sắc, mong rằng những thông tin trên đã mang lại những kinh nghiệm hữu ích dành cho bạn trong quá trình nuôi.