Chim bồ câu là loài chim phổ biến, với tính cách ôn hòa và hiền lành, chúng được nhiều người yêu thích để nuôi làm chim cảnh. Mặc dù quá trình nuôi chim bồ câu rất đơn giản, không đòi hỏi phải đầu tư nhiều nhưng không phải ai cũng biết cách để chúng phát triển khỏe mạnh. Hãy cùng mình tìm hiểu kỹ thuật và cách nuôi chim bồ câu đúng cách cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu đúng chuẩn, nhanh lớn
Chuẩn bị trước khi nuôi
Trước khi tiến hành nuôi chim thì bạn cần xác định khu vực nuôi chim. Nơi này phải đảm bảo sự thông thoáng, có nguồn nước sạch cũng như ánh sáng đầy đủ. Cống rãnh xung quanh khu vực nuôi chim bồ câu cũng phải được khai thông. Đặc biệt, không được có sự xuất hiện của các loài chim hoang dã.
Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống cho chim phù hợp với tiêu chuẩn. Hai vật dụng này phải được rửa sạch và phun sát trùng trước khi được sử dụng cho chim.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Chim bồ câu Pháp nuôi như thế nào cho hiệu quả nhất?
- Phòng bệnh cho chim bồ câu bằng cách nào hiệu quả nhất?
- Thức ăn cho chim bồ câu theo từng nhóm nguyên liệu
Lồng nuôi chim bồ câu
Nên lựa chọn hoặc xây dựng lồng nuôi chim bồ câu đảm bảo sự chắc chắn, nhằm ngăn chặn sự phá hoại của mèo, chuột,… và tạo điều kiện thuận lợi để chim giao phối, ấp nở và nuôi con nếu có. Mái che và tường xung quanh lồng chim phải được thiết kế tốt, bảo đảm chống mưa tạt, gió lùa, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Trong khu vực lồng nuôi nên có các thiết bị khác như máng ăn, máng uống và ổ đẻ cho chim.
Thức ăn cho chim bồ câu
Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu bao gồm ngô, lúa mì, đậu, ngũ cốc, gạo, đậu và lạc các loại,…Trong đó, ngô là thành phần chính và cần đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt. Tùy theo từng loại chim bồ câu mà bạn nuôi để cho ăn với số lượng thức ăn thích hợp, thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể chúng.
Bạn cũng phải cho chim uống nước thường xuyên, nước phải sạch sẽ và phải được thay mới hằng ngày. Trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày. Bạn cũng có thể bổ sung vào trong nước vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết.
Bệnh lý thường gặp khi nuôi chim bồ câu
Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn ở bồ câu do một loại vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra. Bồ câu ở tất cả lứa tuổi đều bị bệnh, nhưng bị bệnh nặng và chết nhiều nhất thì thường ở bồ câu dưới một năm tuổi.
Các triệu chứng chính của chim khi bị bệnh này là chúng sẽ lười vận động, kém ăn, uống nhiều nước, bị sốt, đứng ủ rũ, thở gấp, tiêu chảy phân màu xanh hoặc xám vàng, lẫn máu.
Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non 1 – 4 tháng tuổi với các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, phân có nhiều dịch nhầy, đôi khi lẫn với máu. Bệnh này hay xảy ra vào vụ xuân – hè và vụ thu – đông. Tuy nhiên, ở những nơi môi trường bị ô nhiễm nặng thì bệnh có thể xảy ra quanh năm.
Bệnh nấm diều
Bệnh nấm diều do nấm Candida albicans gây ra, đối tượng mẫn cảm nhất là bồ câu 1 – 2 tháng tuổi. Bệnh có thể lây từ các dụng cụ, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh hay cũng có thể là do bồ câu dùng kháng sinh dài ngày.
Khi bị bệnh, đầu tiên, bồ câu xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt ở trong mỏ, có thể bóc tách dễ dàng, không chảy máu. Sau đó, tạo ra những mụn loét ăn sâu xuống ngã tư hầu họng và diều. Chim ăn ít đi, tăng trọng kém, gầy, tiêu chảy, thỉnh thoảng nôn ra chất nhầy lẫn thức ăn, mùi hôi.
Kinh nghiệm nuôi chim bồ câu trong nhà
Cách chọn giống
Có thể bạn quan tâm:
- Chim chích: Đặc điểm, hướng dẫn nuôi chim đúng cách
- Chim ngũ sắc – Thông tin về đặc điểm và cách nuôi cụ thể
Khi mua giống chim bồ câu về nuôi, bạn nên mua chim đã thành thục các hoạt động thường ngày từ 4-5 tháng tuổi vì khi này chúng khá dễ nuôi và khả năng sống sót cao. Khi mua về làm giống phải mua theo cặp: 1 chim trống và chim mái. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông mượt. Tuyệt đối không được chọn mua những con có bệnh tật, dị tật về làm giống.
Cách chăm sóc và nuôi dưỡng
Khi được ghép đôi và quen với lồng và ổ, chim sẽ đẻ, khi đó nơi ấp trứng phải yên tĩnh.
Khi chim ấp được 18 – 20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì bạn cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng phải được bỏ ra để rửa sạch, phơi khô rồi mới bố trí lứa đẻ tiếp theo.
Sau khi được 28-30 ngày tuổi, bạn mới được tiến hành tách chim non khỏi mẹ. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hóa kém, dễ sinh bệnh. Do đó bạn cần bổ sung vitamin A, B, D, các chất kháng sinh… vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và chống các bệnh khác cho chim.
Hy vọng những thông tin mà mình cung cấp trên đây sẽ giúp bạn trang bị được những kiến thức cơ bản về cách nuôi chim bồ câu khi mới bắt đầu. Đừng quên truy cập vào trang web của mình để tìm hiểu thêm những mẹo chăm sóc vật nuôi khác nhé!