Thế giới chim - Nơi tận hưởng vẻ đẹp của muôn loài chim
  • Kỹ thuật nuôi
  • Môi trường sống
  • Thức ăn cho chim
  • Thuốc chữa bệnh
  • Tập tính
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Kỹ thuật nuôi
  • Môi trường sống
  • Thức ăn cho chim
  • Thuốc chữa bệnh
  • Tập tính
  • Tin tức
No Result
View All Result
Thế giới chim - Nơi tận hưởng vẻ đẹp của muôn loài chim
No Result
View All Result
Home Môi trường sống

Nuôi chim cu gáy sinh sản cần biết những kiến thức gì?

admin by admin
30 Tháng 1, 2023
in Môi trường sống
0
Nuôi chim cu gáy sinh sản cần biết những kiến thức gì?

Nuôi chim cu gáy sinh sản cần biết những kiến thức gì?

0
SHARES
561
VIEWS

Việc nuôi dưỡng chim cu gáy là vô cùng phức tạp, đặc biệt là trong mùa sinh sản. Nắm được kỹ thuật nuôi chim cu gáy sinh sản một cách chi tiết sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức, đồng thời cũng nâng cao tỷ lệ sống sót của con non nhiều hơn.

Chọn giống chim cu gáy sinh sản

Chọn giống chim cu gáy sinh sản là một yếu tố rất quan trọng quyết định năng suất sinh sản của chim. Bạn nên chọn các nơi cung cấp giống uy tín đạt chất lượng. Chim cu gáy giống phải đảm khỏe mạnh, sức sống và sức chịu đựng cao.

Nuôi chim cu gáy sinh sản khi chọn giống không được có dấu hiệu bệnh tật virus, vi khuẩn. Chim giống phải được tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định. Ngoài ra, một số đặc điểm khác cần chú ý khi chọn chim như lông sáng mượt, ít rụng lông, chim sạch, giọng hót khỏe.

Có thể bạn muốn xem thêm:

  • Thức ăn cho chim cu gáy theo từng thời kỳ phát triển
  • Cách nuôi chim cu gáy non như thế nào cho hiệu quả nhất?
  • Cách chăm sóc chim cu gáy như thế nào? Đặc điểm của chim

Lồng cho chim cu gáy sinh sản

Lồng cho chim cu gáy có hai dạng là chuồng xây bằng bê tông hoặc loại chuồng làm bằng sắt thép. Loại chuồng xây bằng bê tông phổ biến trong thời gian trước đây. Loại chuồng này thường vững chãi. Tuy nhiên tốn nhiều công xây dựng và không linh động.

Lồng cho chim cu gáy sinh sản
Lồng cho chim cu gáy sinh sản

Hiện nay phổ biến các chuồng bằng sắt thép. Loại chuồng này với nhiều ưu điểm vượt trội như nhỏ gọn, dễ di chuyển. Đồng thời loại chuồng này sẽ dàng cho việc ghép đôi chim cu gáy, hay để chim làm quen trước ghép đôi.

Khi nuôi chim cu gáy sinh sản lồng chuồng bằng thép cần có kích thước tối thiểu rộng 50 cm dài 50 cm và cao 50 cm. Ngoài ra khu chuồng trại cần ở nơi yên tĩnh, thoáng gió. Tránh những nơi có tiếng động lớn, tiếng ồn hay bất thường khiến chim ấp sẽ không đạt hiệu quả cao.

Đồng thời lồng chim nên đặt ở những nơi có ánh sáng tốt. Treo trên cao để tránh các tác nhân săn mồi như mèo, chó, rắn,.. Ngoài ra chim cần ánh sáng để phát triển do đó bạn nên tắm nắng cho chim vào mỗi sáng. Không nên treo chim trong bóng tối hoàn toàn.

Lồng chim cần bố trí sẵn các vị trí máng uống máng ăn cho chim. Bạn cũng nên tạo sẵn ổ cho chim mái để chúng đẻ và ấp trứng. Ổ thì có thể làm bằng rơm rạ hoặc cành cây khô. Kích thước trung bình là từ 10 tới 15 cm vừa đủ cho một chim mái ấp.

Không nên làm quá to để hai mái cùng để và tranh giành chỗ sẽ rất dễ gây ra tình trạng vỡ trứng. Đồng thời làm giảm tỉ lệ nở con và khả năng chăm sóc con non.

Ghép đôi cho chim cu gáy

Khi nuôi chim cu gáy sinh sản thì việc ghép đôi là điều hết sức quan trọng. Ghép đôi chim càng sớm thì càng tốt, càng ghép sớm thì chim sẽ càng hòa hợp. Lúc ghép đôi cũng cần một chút khéo léo.

Cách ghép đôi chim cu gáy

Bạn có thể giữ nguyên đôi chim cu gáy từ lúc bố mẹ sinh ra. Như vậy chúng đã quen với nhau trước và không xảy ra tình trạng cắn nhau. Bạn cũng không cần lo lắng vì dòng chim cu gáy là dòng đơn phối. Do đó cùng một bố mẹ đẻ ra chúng ta cũng có thể ghép chúng lại với nhau.

Cách ghép đôi chim cu gáy
Cách ghép đôi chim cu gáy

Nếu trong khi đẻ ra chỉ có một chim hoặc các con chim cùng mái hoặc cùng trống. Hay trong quá trình nuôi bị chết thì bạn phải tiến hành ghép đôi với chim cu gáy khác. Khi ghép thì cần ghép những con chim cu gáy có cùng độ tuổi với nhau.

Sau khi ghép cặp một mái một trống với nhau bạn nên quan sát chúng trong một ngày. Nếu chúng không tranh giành thức ăn của nhau, không đánh nhau và có thể vuốt ve nhau thì như thế là ghép đôi thành công.

Nếu trong một ngày mà chúng có những biểu hiện như là bay nhảy hoặc là đánh nhau thì nên bắt ra ngoài ngay. Tránh trường hợp để lâu dẫn tới cắn mổ nhau bị thương hoặc thậm chí chết. Tiến hành nhốt chúng vào hai lồng cạnh nhau và để chúng làm quan nhau trong một tới hai ngày.

Sau đó tiến hành ghép đôi lại. Điều này cũng rất quan trọng cho những người lần đầu nuôi chim cu gáy sinh sản. Nếu mua giống chim cu gáy chưa ghép đôi sẵn thì tốt nhất bạn nên để chúng làm quen nhau trước. Không nên tiến hành ghép đôi luôn.

Lưu ý khi ghép đôi

Chim cu gáy Pháp và Nhật là loại chim cu gáy dễ thuần. Chỉ cần chú ý độ tương đồng giữa trống và mái về kích thước cũng như độ tuổi là bạn có thể đạt được tỉ lệ ghép thành công cao.

Ngoài ra bạn cần chú ý ghép đúng một trống một mái. Nếu ghép hai cu gáy mái với nhau thì chúng vẫn đẻ trứng. Nhưng trứng sẽ không có phôi và không thể nở thành chim con được. Còn nếu ghép hai trống với nhau dễ nảy sinh tình trạng cắn nhau.

Thức ăn cho chim cu gáy sinh sản

Thức ăn cho chim cu gáy sinh sản
Thức ăn cho chim cu gáy sinh sản

Có thể bạn quan tâm:

  • Chim cút – Loài chim dễ nuôi, đem lại nhiều giá trị kinh tế
  • Tìm hiểu chim trĩ – Loài chim giúp làm giàu nhanh chóng

Về cơ bản trong quá trình nuôi chim cu gáy sinh sản thức ăn cho chim cu gáy sinh sản không có nhiều khác nhiệt so với lúc sinh trưởng. Ngoài tự nhiên chim cu gáy ăn chủ yếu là các loại hạt như thóc, lúa mạch, bông cỏ, ngô, lạc, mè…

Đậu và hạt kê thì dồi dào dinh dưỡng. Lúa mạch đen giúp bồi bổ sức khỏe cho chim. Mè thì chứa một lượng dầu nhất định giúp bộ lông của chúng mềm mượt. Hầu hết các loại hạt cho chim cu thường có kích thước trung bình.

Thức ăn cho chim cu nên được thay đổi thường xuyên để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho chúng. Tránh cung cấp chỉ một loại hạt trong thời gian dài.

Thời gian chim cu gáy lúc sắp sinh

Chim cu gáy là loài sinh sản tương đối nhanh. Sau khi giao phối chúng sẽ để trứng sau khoảng từ 5 tới 7 ngày. Trứng sẽ được để sau các ngày liên tiếp. Một đặc tính khác so với các loài chim hay gia cầm khác là chim mái và trống sẽ thay nhau ấp trứng.

Nhưng cũng có những trường hợp chỉ có chim mái ấp trứng. Thời gian ấp trứng của chim cu gáy chỉ bằng một nửa so với gà. Sau 15 ngày, trứng sẽ nở. Trong quá trình ấp trứng bạn cần lưu ý nếu có hiện tượng bỏ ấp thì cần kiểm tra ngay.

Nếu chim có vấn đề gì thì tiến hành xử lý. Hoặc nếu không được thì cần bỏ trứng đi để chúng đẻ lứa khác.

Các giai đoạn nuôi chim cu gáy sinh sản không quá phức tạp. Chỉ cần nắm một vài kĩ năng cơ bản là bạn có thể nuôi cho mình chúng chú chim cu gáy. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

admin

admin

Next Post
Thức ăn cho chim cu gáy theo từng thời kỳ phát triển

Thức ăn cho chim cu gáy theo từng thời kỳ phát triển

Chim ưng Peregrine: Loài chim có tốc độ săn môi nhanh
Thức ăn cho chim

Chim ưng Peregrine: Loài chim có tốc độ săn môi nhanh

10 Tháng 3, 2023
Các loài chim ưng phổ biến còn tồn tại trên thế giới
Thức ăn cho chim

Các loài chim ưng phổ biến còn tồn tại trên thế giới

10 Tháng 3, 2023
Nuôi chim ưng như thế nào? Cách chăm sóc chim chuẩn nhất?
Thức ăn cho chim

Nuôi chim ưng như thế nào? Cách chăm sóc chim chuẩn nhất?

10 Tháng 3, 2023
Đặc điểm của chim ưng - Ngoại hình, nguồn gốc, phân bố
Thức ăn cho chim

Đặc điểm của chim ưng – Ngoại hình, nguồn gốc, phân bố

10 Tháng 3, 2023
logo

Chim là loài động vật không còn xa lạ với mọi người. Chúng có vô vàn tên gọi khác nhau

Cùng theo dõi trang tin tức thegioichim.com để biết thêm thông tin vè các tập tính, môi trường, thức ăn.. của chim  nhé.

2022 Copyright of https://thegioichim.com/ DMCA.com Protection Status
  • Kỹ thuật nuôi
  • Môi trường sống
  • Thức ăn cho chim
  • Thuốc chữa bệnh
  • Tập tính
  • Tin tức