Bồ cầu là loài nuôi có sức đề kháng tốt, ít bệnh hơn so những loại gia cầm khác. Tuy nhiên, việc phòng bệnh cho chim bồ câu là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho bồ câu phát triển tốt.
Cách phòng bệnh cho chim bồ câu hiệu quả nhất
Tiêm phòng vaccine là một trong những yếu tố làm hạn chế dịch bệnh cũng như công tác quản lý dịch bệnh được tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi, hình thành cho người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường. Để phòng bệnh cho chim bồ câu, người chăn nuôi cần chủ động và nghiêm túc chấp hành việc tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vaccine phòng chống bệnh ở vật nuôi theo pháp lệnh thú y: Ðối với chim bồ câu 3 ngày tuổi nhỏ vaccine Lasota hoặc ND.IB, 2 tuần sau nhỏ nhắc lại lần 2.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Thức ăn cho chim bồ câu theo từng nhóm nguyên liệu
- Món ngon từ chim bồ câu mà bạn không thể nào bỏ qua
- Nuôi chim bồ câu như thế nào để mang lại hiệu quả cao
Sau đó cứ 1 – 2 tháng cho uống một liều vaccine ND.IB (hoặc Lasota) để phòng bệnh Newcastle và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Tốt nhất đối với bồ câu ngoài 1 tháng tuổi tiêm vaccine nhũ dầu với liều 0,3 ml/con hoặc H1 (M) tiêm liều như cho gà để phòng bệnh Newcastle. Qua 10 ngày tuổi chủng đậu cho bồ câu. Cách dùng và liều dùng như chủng cho gà.
Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng
Phải luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella. Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt. Phòng bệnh cho chim bồ câu hiệu quả cần phải để khô hoàn toàn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô.
Bước 1: Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa. Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Ðất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…
Bước 2: Rửa sạch bằng nước. Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Ðối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1 – 3 ngày trước khi rửa. Ðối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe…), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.
Bước 3: Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy. Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.
Bước 4: Phòng bệnh cho chim bồ câu bằng cách dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc. Lưu ý thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.
Bước 5: Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1 – 2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.
Quản lý nguồn thức ăn, môi trường sống
Có thể bạn quan tâm:
- Chim chích: Đặc điểm, hướng dẫn nuôi chim đúng cách
- Chim ngũ sắc – Thông tin về đặc điểm và cách nuôi cụ thể
Để phòng bệnh cho chim bồ câu, không được cho chim ăn thức ăn mốc, ẩm. Nước uống phải sạch hoặc nước vôi loãng. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh ẩm ướt vào mùa xuân.
Thường xuyên kiểm tra chim nuôi, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia cầm như uể oải, ủ rũ, kém ăn; Kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày để biết được tình trạng sức khỏe.
Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc phát tán con vật ốm, chết và chất thải của chúng ra môi trường xung quanh. Khai báo ngay với cán bộ thú y cơ sở, chính quyền địa phương khi nghi ngờ gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm… để được hướng dẫn phòng, chống.
Ðối với vật nuôi tái đàn, phải đảm bảo chỉ nhập giống rõ nguồn gốc, xuất xứ, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Nhập giống bổ sung cần nuôi cách ly 2 – 3 tuần để theo dõi bệnh, đảm bảo giống khỏe mạnh mới cho nhập đàn.
Trên đây là những thông tin về cách phòng bệnh cho chim bồ câu, mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho quá trình nuôi chim của bạn nhé.